Nghiên cứu hiện trạng , đặc điểm sinh học và sinh sản của Trắc Dây ở suối đá bàn và đề xuất biện pháp bảo tồn

Nguyễn Thị Kim Triển (Đại học Phú Yên), Nguyễn Khoa Lân (Đại học Sư phạm - Đại học Huế), Trần Thị Tú, Trần Hiếu Quang (Viện Tài nguyên và Môi trường - Đại học Huế)

Email: tutrancreb@yahoo.com

Trắc dây (Dalbergia annamensis A. Chev.) là loài trong chi Trắc thuộc họ Đậu, thuộc loài đặc hữu hẹp của Việt Nam. Đây là loài gỗ quý thuộc nhóm IIA, có giá trị sử dụng và giá trị kinh tế rất cao. Trắc dây có thân gỗ, dạng trườn, chiều cao từ 8÷ 9m, cành tiêu giảm thành gai lớn, lá mọc trên gai. Lá rụng vào mùa khô từ tháng 4÷ 5. Rễ cọc có thể dài đến 2m, rễ bên phân nhánh, có nhiều nốt sần cộng sinh vi khuẩn cố định đạm.

Các biện pháp bảo tồn được đề xuất như quy hoạch tổng thể khu vực có Trắc dây, thực hiện mô hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng, nhân giống Trắc dây bằng biện pháp gieo hạt hoặc giâm cành. Sử dụng chất kích thích sinh trưởng ở nồng độ 70ppm GA3 và 3.000ppm α-NAA có hiệu quả nhất cho việc nảy mầm và phát triển của Trắc dây bằng hạt và giâm cành. Trắc dây nhân giống từ giâm cành tăng trưởng nhanh hơn nhân giống từ hạt.

Download tài liệu đầy đủ tại đây