Thủ tục văn bản

Thống kê

Lượt truy cập: 11407826
Trực tuyến: 11

Liên kết website

quan trắc môi trường 1
quan trắc môi trường 2
quan trắc môi trường 3
quan trắc môi trường 4
Số lượt xem: 36248
Gửi lúc 05:24' 07/04/2016
Ma trận thức ăn chăn nuôi độc hại

Trong “cơn bão” chất cấm, không chỉ người tiêu dùng hoang mang mà cả những người chăn nuôi chân chính cũng lao đao. Mặc dù mới đây cơ quan chức năng khẳng định chưa phát hiện các công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi (TACN) sử dụng chất cấm. Tuy nhiên, đó là do các đoàn thanh tra tập trung kiểm tra ở các tập đoàn sản xuất TACN lớn ở khu vực chăn nuôi trọng điểm, còn trên thực tế chất cấm vẫn bị trộn vào cám do các công ty, cơ sở nhỏ lẻ, đặc biệt ở khu vực miền Bắc sản xuất và bán cho hộ chăn nuôi.

Đầu độc giống nòi

Hàng trăm vụ buôn bán, sử dụng chất cấm (Salbutamol và vàng O) trong chăn nuôi bị Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm môi trường (C49 - Bộ Công an) cùng thanh tra Bộ NN-PTNT phát hiện vừa qua chủ yếu rơi vào các doanh nghiệp sản xuất TACN quy mô nhỏ, cơ sở kinh doanh sản phẩm thú y và một số hộ chăn nuôi. Cuối năm 2015, Thanh tra Bộ NN-PTNT và C49 đã phát hiện 7 công ty sản xuất TACN có chứa chất cấm, gồm: Công ty TNHH TACN Trường Phú (Hải Dương), Nhà máy Chế biến TACN và thủy sản Thăng Long (KCN Phố Nối, Hưng Yên), Công ty TNHH Thiên Tôn (Hải Dương), Công ty Vimark (Bắc Giang), Công ty Đại An Tín (Hải Dương), Công ty TNHH Tino và Công ty Menon (TPHCM). Vì mục đích lợi nhuận, các nhà sản xuất đã âm thầm trộn chất cấm vào TACN khiến nhiều nông dân bị vạ lây. Chưa kể, do bị cơ quan chức năng điều tra, xử lý ráo riết, một số đơn vị sản xuất này còn chuyển từ hình thức trực tiếp trộn chất cấm vào thức ăn sang hình thức gián tiếp bằng cách lưu hành chất cấm dưới hình thức đóng gói nhỏ, in nhãn mác “thực phẩm bổ sung dinh dưỡng” thông qua một số chương trình khuyến mãi, biếu tặng… để đẩy trách nhiệm cho người chăn nuôi.

Cơ quan chức năng thống kê, trong mấy năm qua đã có trên 20 doanh nghiệp nhập khẩu 9.140kg Salbutamol về Việt Nam. Trong đó, khoảng 3 tấn đang lưu giữ tại kho của các doanh nghiệp, còn lại hơn 6.000kg đã được bán ra thị trường nhưng chỉ có 10kg sử dụng đúng mục đích, quy định. Một con số kinh hoàng trước thực trạng người Việt đang tự đầu độc mình.

Phát biểu trong kỳ họp quốc hội ngày 1-4 vừa qua, Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Lê Thị Nga, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, đã thẳng thắn chia sẻ thực trạng vi phạm vệ sinh ATTP trong thời gian gần đây rất đáng báo động, gây suy giảm sức khỏe giống nòi và làm mất hình ảnh quốc gia. Ngoài việc quản lý chưa hiệu quả thì thực phẩm bẩn cũng đến từ những người sản xuất, kinh doanh vô cảm, tàn ác, chỉ biết chạy theo lợi nhuận, trục lợi trên sự sống chết của đồng bào. Còn ĐBQH Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) thì chua chát: “Con đường từ dạ dày đến nghĩa địa của mỗi người chúng ta chưa bao giờ ngắn và dễ dàng như thế”.

Sẽ bị phạt tù

Trong quá trình điều tra việc sử dụng chất cấm ở các hộ chăn nuôi, các cơ quan chức năng cũng phát hiện, không phải người chăn nuôi nào cũng chủ động dùng chất cấm để tạo nạc mà vô tình dùng cám có trộn sẵn chất cấm nhưng không hay biết hoặc bị thương lái ép sử dụng. Có thương lái tiếp thị cám đã đưa thẳng chất cấm xuống các trang trại để “xúi” người chăn nuôi trộn thẳng vào thức ăn cho heo và ép người chăn nuôi dùng thông qua giá mua heo (cao hơn 2.000 đồng/kg so với heo không dùng chất cấm).

Nhiều người chăn nuôi chân chính cũng bị rối trong “ma trận” TACN với vô vàn sản phẩm của nhiều doanh nghiệp và không phải ai cũng phân biệt được đâu là cám sạch, đâu là cám chứa chất cấm vì vẫn còn đó các cơ sở kinh doanh TACN nhỏ, lẻ vì lợi nhuận mà nhẫn tâm trộn chất cấm vào TACN. Ông Lê Bá Lịch, Chủ tịch Hiệp hội TACN chăn nuôi Việt Nam, bày tỏ: “Nếu xử lý không nghiêm minh đối với những doanh nghiệp sản xuất TACN làm ăn gian dối thì sẽ tạo sự bất công đối với những doanh nghiệp làm ăn chân chính”. Thực tế, không thể hoàn toàn trông chờ vào cơ quan chức năng, bản thân người chăn nuôi cũng phải chủ động trong sản xuất, phải tự biết cách bảo vệ mình, chủ động chọn nguồn thức ăn “sạch” cho heo, có in tem kiểm nghiệm hẳn hoi để không phải đối mặt với nguy cơ mất trắng đàn heo vì bị tiêu hủy khi vi phạm dùng chất cấm hay thậm chí bị phạt tù khi Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi) chính thức được áp dụng từ ngày 1-7 sắp tới.

Hiện đã có một vài doanh nghiệp sản xuất TACN uy tín cũng đã tiên phong trong cuộc chiến chống chất cấm bằng việc đảm bảo nghiêm ngặt chất lượng cám, từ khâu nguyên liệu đầu vào đến quy trình sản xuất cam kết cung cấp nguyên liệu sạch, không chất cấm, chưa kể một số thương hiệu TACN đã in hẳn tem kiểm nghiệm “không chất cấm” lên bao bì cám sau khi có các kết quả kiểm tra từ các trung tâm kiểm nghiệm như một cam kết với ngành chăn nuôi.

DUY NGUYỄN


Các tin mới



Các tin khác



VIDEO

may-phan-tich-cacbon
sac-ky-khi
quang-pho-hap-thu-nguyen-tu
quang-pho-hap-thu-nguyen-tu
sac-ky-long-cao-ap-HPLC

 

TRUNG TÂM PHÂN TÍCH VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG - VIỆN MÔI TRƯỜNG NÔNG NGHIỆP 

 

CENTRE FOR ENVIRONMENTAL ANALYSIS AND TECHNOLOGY TRANSFER 

 

Phố Sa Đôi, Phường Phú Đô, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, Vietnam


Sa Doi street, Phu Do ward, Nam Tu Liem district, Hanoi, Vietnam


0243 789 2397 (Giờ hành chính)

                                                  0243 996 1661 (Tư vấn, hỗ trợ các dịch vụ và kỹ thuật 24/24)


Email: ceat@vietnamlab.org

Designed by Thiet ke website