Thực trạng và giải pháp phát triển rừng ngập mặn ở sóc trăngTS. Nguyễn Thị Bích Nguyệt, TS. Nguyễn Song Tùng (Viện Địa lí nhân văn- Viện Hàn lâm Khoa học xã hội VN) Rừng
ngập mặn (RNM) có vai trò quan trọng như bảo vệ môi trường, duy trì tính ổn định
và độ màu mỡ của
đất, hạn chế lũ lụt, hạn hán, ngăn chặn xói mòn đất, làm giảm nhẹ sức tàn phá
khốc liệt của các thiên tai, bảo tồn
nguồn nước và làm giảm mức ô nhiễm không khí... Rừng ngập mặn ven biển ở đồng bằng
sông Cửu Long nói
chung và Sóc Trăng nói riêng đang chịu nhiều tác động do con người cũng như
thiên tai gây ra. Trong thời kỳ
kháng chiến chống Mỹ, một diện tích lớn rừng bị hủy diệt và sự tàn phá này lại
tiếp tục gia tăng. Diện tích RNM
của tỉnh Sóc Trăng đã giảm đáng kể, từ 1.791,9 ha năm 1965 xuống chỉ còn 719,3
ha năm 1995. Trong những
năm gần đây, diện tích và chất lượng của rừng ngập mặn tỉnh Sóc Trăng bị suy giảm
nhanh chóng. Trước vai
trò to lớn của rừng ngập mặn và tác động ngày càng mạnh mẽ của con người, báo
cáo này đề cập đến một số nguyên
nhân làm suy giảm diện tích RNM do con người gây ra và đề xuất giải pháp nhằm
phát triển RNM ở tỉnh Sóc
Trăng. |