Tác dụng của chế phẩm vi sinh trong nuôi trồng thủy sảnChất thải trong nuôi trồng thủy sản chủ
yếu có thành phần là bùn bã hữu cơ, phân của động vật thủy sản, thức ăn thừa,
xác của động vật thủy sinh và thủy sản. Việc giảm thiểu chất thải trong nuôi trồng
thủy sản là một vấn đề rất quan trọng trong quá trình phát triển các sản phẩm
thuỷ sản an toàn. Hiện nay, giải pháp tối ưu cho vấn đề này là sử dụng chế phẩm
sinh học. Có hai loại chế phẩm sinh học thường được
dùng trong nuôi trồng thủy sản: chế phẩm trực tiếp xử lý môi trường và chế phẩm
dùng trong thức ăn thuỷ sản. Chế
phẩm trực tiếp xử lý môi trường: Là loại chế phẩm được
đưa vào môi trường nuôi để xử lý nước. Thành phần chủ yếu là các vi khuẩn nhóm
bacillus:Bacillus licheniformis, Bacillus megaterium, Bacillus mensentericus,,
Streptococus facium, Nitrosomonas, Nitrobacter. Hiệu quả mạnh trong việc giảm
khí độc NH3 và NO2. Giúp làm sạch môi trường nước ao nuôi, phân hủy chất hữu
cơ, phân, thực vật chết lắng dưới đáy ao, kích thích gây lại màu tảo và thức ăn
tự nhiên, khống chế vi khuẩn gây bệnh, khử và loại trừ khí độc trong ao, tránh
hiện tượng nổi đầu vào buổi sáng, tạo sinh thái cân bằng, giúp cá khỏe mạnh, lớn
nhanh. Chế phẩm sinh học có thể dùng sau khi dùng thuốc khử trùng, dùng định kỳ.
Phương pháp sử dụng thường là hòa loãng chế phẩm vào nước sạch rồi tạt đều khắp
ao, không dùng thuốc kháng sinh, hoặc thuốc sát trùng trong vòng 48 giờ, nếu trời
lạnh nên hòa chế phẩm vào nước ấm . Chế
phẩm dùng trong thức ăn thuỷ sản: Thành phần là các
enzyme tiêu hóa : Xylanase, Protease , α-Amylase. Các loại enzyme, hoạt động mạnh
và hiệu quả, làm tăng các chất dinh dưỡng có hiệu quả, thúc đẩy sự sinh trưởng
và phát triển của vật nuôi. Chế phẩm này cung cấp các emzyme cần thiết cho tăng
cường hoạt động của gan, kích thích trao đổi chất, giúp tôm, cá và các loại thuỷ
sản tiêu hóa tốt, giảm tiêu tốn thức ăn, loại bỏ các tác động của nhân tố kháng
dinh dưỡng, giảm hệ số biến đổi thức ăn đồng thời rút ngắn thời gian nuôi, nhờ
vậy nâng cao hiệu quả kinh tế. Cách dùng là trộn chế phẩm vào thức ăn và nên
dùng kết hợp với các áo bao bọc thức ăn để giảm thất thoát men tiêu hoá.
Tóm lại, dùng chế phẩm sinh học trong
nuôi trồng thủy sản giúp giải quyết vấn đề chất thải hữu cơ trong nuôi trồng thủy
sản, tăng vi khuẩn có lợi trong môi trường nuôi, giảm khí độc , giảm tiêu tốn
thức ăn, rút ngắn thời gian nuôi, thúc đẩy tốc độ sinh trưởng, .v.v.. Chế phẩm
sịnh học trong nuôi trồng thủy sản là một giải pháp hiệu quả cho xử lý môi trường
trong nuôi trồng thủy sản. |