Hóa chất độc hại Bisphenol-A chứa trong chất dẻo

Bisphenol-A (BPA) là một hoá chất độc hại dùng trong việc sản xuất các chai sữa cho trẻ nhỏ, bình đựng nuớc và có mặt trong lớp lót bên trong các lon đựng thực phẩm và đồ uống. Nghiên cứu đã chứng tỏ là chất này có liên quan tới bệnh tim và tiểu đường. Tuy nhiên Cơ Quan Quản lý Dươc phẩm và Thưc phẩm Hoa kỳ (FDA) vẩn khẳng định là hoá chất này an toàn cho con nít , trẻ em và người lớn.

Thí nghiêm trên súc vật đã cho thấy là BPA, một hóc-môn giới tính (estrogen) nhân tạo, gây những tổn thương không thề phục hồi trên cơ thể con người. Việc sử dụng chất này đã bị các chuyên gia môi trường và các nhà khoa học phản đối; và ngày càng nhiều các bà mẹ cũng lên tiếng lo ngại về vấn đề này.

Nhưng căn cứ vào hai nghiên cứu xác nhận tính an toàn của BPA, Cơ quan phụ trách an toàn thực phẩm FDA --- phản bác lại cho rằng hoá chất BPA vẫn có thể sử dụng an toàntrong các sản phẩm phục vụ người tiêu dùng .

Trong khi đó nhóm nghiên cứu bảo vệ người tiêu dùng Environmmental Working Group tố cáo “FDA đã từ khước không cứu xét một cách nghiêm chỉnh trên 100 công trình nghiên cứu độc lập cho thấy là hóa chất độc hại này có liên hệ với những căn bệnh nguy hiểm cho con người như ung thư tiền liệt tuyến, ung thư vú, dậy thì sớm, mập phì và những rối loạn về khả năng hoc hỏi và về tập tính (behavior) “

Giáo sư Federick Vom Saal, thuôc Đai hoc Missouri ,vừa công bố một báo cáo toàn diện về BPA, đẩy đủ nhất từ trước đến nay. Theo giáo sư Vom Saal, môt sự phơi bày liên tục trước ảnh hưởng của một lương nhỏ BPA có liên hệ tới các bệnh tim và tiểu đường, và đây chính là loại rủi ro xẩy ra khi chúng ta uống các lon soda hay uống nước từ các bình plastic một cách liên tục đều đặn.

Trong một bài viết đăng trên tạp chí Journal of the American Medical Association, các nhà khoa học báo cáo là khi theo dõi sức khoẻ của 1,455 người Mỹ họ đã phát hiện là những người mà nước tiểu có nồng độ BPA cao có nhiểu nguy cơ bị bệnh tim và tiểu đường hơn. Các nhà khoa học này cũng ước lương là phần đông người Mỹ đều có trong cơ thể một hàm lương BPA cao hơn mức do Cơ quan Environmental Protection Agency đưa ra

Bác sĩ Anila Jacob nói “Các kết quả đáng lo ngại này càng cho thấy là việc loai bỏ BPA ra khỏi các sản phẫm dùng cho trẻ nhỏ là khẩn thiết. Nếu đối với người lớn đã thấy có sự liên hệ giữa chất độc hại này với các bệnh tim và tiểu đường, , thì ảnh hưởng trên trẻ nhỏ còn tai hại hơn nhiều khi mà cơ thể chúng hãy còn đang trong thời kỳ phát triển”

Nhóm nghiên cứu độc hại “National Toxicology Program” thuộc Viên Sức khỏe Quốc gia (National Institute of Health) xác định là có “môt vài quản ngại” về ảnh hưởng không tốt của BPA lên sự phát triển của tiển liệt tuyến và não bộ cũng như lên tập tính (behavior) của các thai nhi và trẻ nhỏ. Làm sao chúng ta có thể tin tuyệt đối vào ý kiến của một cơ quan khi mà thỉnh thoàng họ cũng đã sai sót vể mọi thứ từ dươc phẩm, cà chua tới kem đánh răng.

Trong khi chờ đợi liên bang và các tiểu bang ra lệnh cấm dùng BPA trong các sản phẩm tiêu dùng, chúng ta có thể làm bốn điểu sau đây để tự bảo vệ mình trước

Giảm tối thiểu việc tiêu dùng các thực phẩm và đồ uống đóng hộp vì lớp lót tráng bên trong hộp có thể chứa BPA. Tốt hơn hết là hãy dùng các thức ăn tươi hay đông lạnh và các đồ uống đóng chai.

Chỉ mua những chai plastic đựng nước hay chai sữa plastic dành cho con nít có ghi rõ là không chứa BPA

Dùng các chai sữa thủy tinh và các bình nước tái dụng làm bằng thép không rỉ hay bằng nhôm

Tránh dùng các hộp plastic đựng thức ăn và đồ uống làm bằng plastic loại số #7 ( số này ghi ở trong một hình tam giác in dưới đáy hộp)

Mặt khác ta cũng nên ghi nhân ý kiến của bác sĩ DanielEdmundowicz, giám đốc khoa Bệnh lý Tim mach tại Bênh viện UPMC Lassavant (Pittsburg, Pa.) cho rằng “ tại Hoa kỳ ,mối đe dọa của BPA trong các hộp đựng thực phẩm đối với tim chỉ là một phần nhỏ so với mối đe dọa của các chính các thực phẩm chứa trong các hộp ây ” Như vậy, dù FDA có kiểm soát BPA bẳng luật lệ hay không thì tránh dùng các thực phẩm chứa trong các hộp plastic hay hộp có lớp tráng plastic bên trong có lẽ còn quan trọng hơn là lo ngại vể tác hai của BPA.

Study: Some Water Bottles Linked to Diabetes- Lauren Cox-ABC News- 09/16/2008 (do bạn CauDo chuyển tới)

How to Avoid Bisphenol-A – Dian MacEachern-09/17/2008

Ghi chú

1-Có tổng cộng bảy loại plastic có mã số từ 1 đến 7. Ba loại plastic mã số 3, 6, 7 độc hại còn các loại khác thì có thể sử dụng an toàn

Biểu tương tái chế với mã số plastic

Loại plastic & công dụng

Đặc tính

Loại: V (Vinyl) hoặc PVC

Công dụng: làm bìnhi đựng dầu nấu ăn, giấy gói thực phẩm trong suốt

Khi phân hủy có thể phóng thích nhựng sản phẩm độc hại (kể cả pthalates) vào trong thưc phẩm và đố uống.

Rủi ro cao nhất khi bỉnh đựng đã đươc dùng nhiều lần, rửa bằng máy, hoặc làm nóng (kể cả với microwave). Việc sản xuất PVC có thể thải chất cực độc dioxin vào trong môi trường

Loại: PS (polystyrene)

Công dụng: đĩa và ly dùng xong bỏ, khay đựng thịt, hỗp đựng trứng, hộp mang đồ ăn

Có th phóng thích những sản phẩm đôc hại (kể cả styrene) khi phân hủy nhất là khi đươc làm nóng: vậy thì bạn nghĩ sao vể nhng ly plastic cách nhiệt dùng để giữ cà fê cho nóng

Loại : các loại plastic linh tinh khác ngoải các loại từ #1đến #6

Công dụng: chai sữa cho trẻ em, bỉnh đưng nước 3-5 gallon, một số hộp đưng thức ăn

Gồm các loại nhựa plastic không thuộc sáu loại từ 1 đến 6..Một số thì an toàn, cỏn một số thỉ là những polycarbonate cứng như thấy trong các bình đưng nước (như bình Nalgene) và trong các chai sựa plastic của trẻ em. Nghiên cứu cho thấy lả polycarbonate có thể phóng thích chất độc hại bisphenol A (BPA) vào chất lỏng chứa trong bình

Loại: PET or PETE (polyethylene terephthalate)

Công dụng: chai đựng nước ngọt, nước thường và bia, chai dựng thuốc xúc miệng, lọ đựng bơ đậu phọng, chai đựng dầu giấm sà lách và dẩu thực vật, khay đựng thực phẫm để nuớng lò

Plastic PET thông dụng nhất để làm chai đựng đồ uống dùng một lần rồi bỏ vì rẻ tiền, nhẹ và dể tái chế. Ít có rủi ro phóng thích các sản phẩm phân hủy

.

Loại :HDPE (high density polyethylene)

Công dụng: bình đựng sữa, nước trái cây; chai đựng thuốc tẩy, thuốc rửa nhà cừa; chai shampoo, túi đựng rác, túi đi chợ;bình đựng dẩu xe; ống chứa bơ hay yogurt;.

Ít có rủi ro phóng thích sản phẩm phân hủy độc hại

.

Loại: LDPE (low density polyethylene)

Công dung: bình có thể ép bóp để lấy chất đựng bên trong; túi đựng bánh mì, thức ăn đông lạnh , hấp tẩy quần áo, đi chợ; túi chuyên chở; quần áo, nệm bàn ghế; thảm

Loại plastic này dể uốn nắn nên rất đa dụng

Loại: PP (polypropylene)

Công dụng: hộp đựng yougurt; bình đựng xi-rô,ketchup; nắp đậy, ống hút; chai đựng thuốc

Loại plastic này có độ nóng chảy cao nên thưởng dùng làm dố chứa những chất lỏng nóng

2- Ngoài chất BPA cũng còn một loại hoóc-môn nhân tạo khác mà thí nghiệm trên súc vật cho thấy có thể gây xáo trộn về sinh sản và thần kinh. Đó là hoá chất phthalate. Cơ thể các em nhỏ thường xoa bột phấn bôi dầu thơm hay shampoo nhiễm một lương cao phthalate, nên các bà mẹ lo lắng tìm cách tránh vấn đề này. Đáng tiếc là điều này khó vì rất hiếm nhãn dán trên sản phẩm có ghi chữ “phthalate” (trừ đôi khi có ghi “không chứa phthalate” nhưng rất hiếm)