6 'hàng khủng' gây chấn động giới quân sự toàn cầuNgoài Mỹ, Nga vốn là những cường quốc về quân sự thì năm nay, Trung Quốc cũng đã để lại những dấu ấn lớn trong việc phát triển vũ khí. Bên cạnh những loại vũ khí bộ binh thông thường vẫn đang không ngừng phát triển, một phần không hề nhỏ trong ngân sách đầu tư cho quốc phòng của các nước được chi cho nghiên cứu phát triển các loại vũ khí hạng nặng, quy mô và sức phá hủy lớn như máy bay, tàu chiến...
Hệ thống radar hiện đại có khả năng quét 32 mục tiêu và điều khiển hỏa lực tiêu diệt 8 mục tiêu cùng lúc. Hệ thống radar N050 BLRS AESA/PESA mà T-50 được trang bị có tầm hoạt động lên đến 400km trong khi đó radar của F-22 chỉ là 250km. Ngoài ra chiếc siêu máy bay chiến đấu này một hệ thống vũ khí tấn công đáng gờm với các loại tên lửa không đối không, không đối đất tầm xa và một số loại bom dẫn đường thông minh.
Điểm mạnh nhất của T-50 chính là công nghệ tàng hình hiện đại mà chưa có loại máy bay chiến đấu nào trên thế giới sử dụng. Bỏ qua các công nghệ dùng hình dáng bên ngoài và vật liệu sơn phủ để tránh sóng radar, T-50 được thiết kế để có thể tự tạo cho mình một lớp khí ion hóa giúp hấp thụ sóng của radar các thiết bị phòng không đối phương. 3. Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc ra biển Đầu tháng 4 năm nay, Tân Hoa Xã đã lần đầu tiên công bố những hình ảnh của tàu sân bay Thi Lang đang trong quá trình sửa chửa và tân trang của họ. Mua lại của Ukrainie từ năm 1998, sau hơn 10 năm nâng cấp sửa chữa, cuối cùng Trung Quốc đã có thể tuyên bố Hải quân của họ có tàu sân bay đầu tiên. Tính đến thời điểm hiện nay, Thi Lang đã có 3 lần chạy thử trong tháng 8, tháng 11 và cuối cùng là ngày 20/12/2011. Thi Lang có chiều dài 304.5m và rộng 37m, có khả năng chứa 50 máy bay các loại gồm cả tiêm tích tấn công cũng như trực thăng.
Việc Trung Quốc bất ngờ công bố về tàu sân bay này đã làm xôn xao dư luận quốc tế. Một số quốc gia trong đó có Mỹ bày tỏ lo ngại và yêu cầu Trung Quốc giải trình về việc phát triển hàng không mẫu hạm cùng hệ lụy của nó đối với an ninh hàng hải trong khu vực, đặc biệt là trên Biển Đông.
Tuy nhiên ngay sau đó, các chuyên gia quân sự trên thế giới một lần nữa không đánh giá cao những gì mà nền khoa học kỹ thuật quân sự Trung Quốc đạt được. Theo họ, Thi Lang chỉ có giá trị huấn luyện và nghiên cứu chứ không hề có khả năng chiến đấu. Nguyên nhân là để tạo nên một tổ hợp vận hành một cách hiệu quả nhất không chỉ cần tàu sân bay là đủ; bên cạnh nó còn nhiều các thiết bị cũng như phương tiện bảo vệ, hỗ trợ khác mà hiện tại Trung Quốc chưa sản xuất được. Nhiều chuyên gia cho rằng giá trị lớn nhất mà Thi Lang đạt được là về phương diện chính trị.
4. Mỹ tuyên bố thử nghiệm thành công siêu vũ khí tấn công toàn cầu
Trải qua 2 lần thử nghiệm vào tháng 4/2010 và tháng 8/2011, cuối cùng tháng 11 vừa qua, các quan chức cấp cao quân đội Mỹ cũng đã tự hào khi AHW đã bay thử thành công. Với tốc độ bay tối đa có thể gấp 8 lần tốc độ âm thanh, AHW là loại siêu vũ khí mà Mỹ đang phát triển với mục tiêu có thể tấn công toàn cầu với thời gian nhỏ hơn 60 phút trong tương lai.
Trước đó, quân đội Mỹ đã không dưới 1 lần nếm trái đắng với việc các vũ khí thuộc dự án DARPA nhanh chóng phát nổ khi đang ở vận tốc gấp 20 lần âm thanh sau khi cất cánh không lâu. Trong suốt quá trình thử nghiệm, các quan chức đã phải theo dõi chặt chẽ từ mọi hướng từ ngoài không gian, biển, trên không và dưới mặt đất; từ đó thu được các số liệu chính xác về khí động học, hướng bay sự chuyển hướng của siêu vũ khí.
Việc thử nghiệm thành công vũ khí mới khiến Mỹ hoàn toàn tin tưởng có thể vươn đến mọi mục tiêu trên toàn thế giới chỉ trong vòng 1 giờ. Siêu vũ khí này có quỹ đạo bay tương đối bằng phẳng so với mặt đất chứ không di chuyển kiểu cầu vồng như các tên lửa hiện nay. 5. Diệt Bin Laden, công nghệ tàng hình Mỹ ngờ rơi vào tay Trung Quốc Đầu tháng 5/2011, một sự kiện đã làm chấn động toàn bộ thế giới khi Bin Laden, trùm khủng bố đã từng chỉ huy thực hiện nhiều cuộc tấn công đẫm máu nhằm vào phương Tây bị tiêu diệt bởi lực lượng đặc nhiệm SEAL của Mỹ. 3 chiếc chiếc trực thăng xuất phát từ Afghanistan chở theo 20 - 25 lính đặc nhiệm SEAL của hải quân Mỹ bay rất thấp phía trên thị trấn Abbottabad khi gần tới mục tiêu, khiến người dân địa phương hoảng sợ lúc nửa đêm vì không hiểu chuyện gì đang xảy ra.
Những chiếc trực thăng đáp xuống bên ngoài khu nhà để lính biệt kích đổ bộ, ngay sau đó là những tiếng đạn nổ chát chúa khi lực lượng này giao tranh với các tay súng bảo vệ Osama bin Laden. Một chiếc trực thăng của lính Mỹ bị rơi và đâm xuống cạnh bức tường, không có biệt kích nào bị thương và trước khi rút đi họ đã cho thuốc nổ phá hủy chiếc trực thăng này. Được biết, những chiếc trực thăng làm nhiệm vụ này được gọi với cái tên Silent Hawk, một phiên bản đặc biệt và vô cùng bí mật cái tiến từ dòng trực thăng nổi tiếng Black Hawk. Với cấu tạo khác thường cùng với việc sơn phủ lớp vật liệu đặc biệt, không những Silent Hawk có khả năng tàng hình với radar mà còn có thể giảm âm tối đa, công nghệ chưa hề được biết đến trên thế giới.
Mặc dù Pakistan đã trao trả cho Mỹ phần xác máy bay bị rơi, nhưng vài tháng sau khi kết thúc chiến dịch, những mảnh còn lại của chiếc trực thăng gặp nạn là một vấn đề khiến các quan chức quân sự cấp cao Mỹ mất ăn mất ngủ bởi nguy cơ chúng bị phát tán và rơi và tay các kỹ sư quân sự Trung Quốc trong bối cảnh Pakistan đang ngày càng bất đồng sâu sắc với Mỹ và thân thiết với Bắc Kinh. 6. Máy bay do thám tàng hình của Mỹ lọt vào tay Iran Thứ Bảy ngày 3/12/2011, kênh truyền hình quốc gia Iran Arabic-language Al Alam dẫn lời một nguồn tin quân sự giấu tên cho biết: Quân đội Iran đã bắn hạ một máy bay không người lái RQ-170 của Mỹ đang xâm nhập vùng trời miền Đông.
Theo những thông tin mà 2 quan chức cấp cao của quân đội Mỹ chia sẻ trên CNN, chiếc máy bay RQ-170 gặp nạn khi đang làm nhiệm vụ do thám các mục tiêu quân sự tại Afghanistan. Nguồn tin trên cũng cho biết, máy bay này không hề nhận nhiệm vụ bay vào Iran hay do thám Iran từ không phận Afghanistan. Ông Parviz Sorouri, thành viên Ủy ban an ninh quốc gia Iran cho biết, họ sẽ sử dụng các thông tin khai thác được từ chiếc RQ-170 này như những bằng chứng cho vụ kiện đối với hành vi xâm lược bằng máy bay của Mỹ. Lo ngại lớn nhất của Mỹ là Iran sẽ đánh cắp được công nghệ chế tạo sơn hấp thụ radar mà họ đang dùng cho máy bay RQ-170. Ngoài ra, Iran còn có thể sao chép được động cơ, hệ thống điều khiển, camera độ chính xác cao và các loại cảm biến hiện đại hỗ trợ chụp hình ảnh từ trên cao. Theo vtc.vn |