Công nghệ sinh học xử lý ô nhiễm thủy ngân(Ngày 11 tháng tám năm 2011) - Hàng ngàn tấn thủy ngân độc hại được thải vào môi trường mỗi năm. Phần lớn được tích tụ trong trầm tích nơi mà nó được chuyển thành methyl thủy ngân độc hại, và đi vào chuỗi thức ăn trong cá mà chúng ta ăn. Một nghiên cứu mới, được công bố trên tạp chí BioMed Central, giới thiệu các vi khuẩn biến đổi gen không chỉ có thể chịu được mức độ cao của thủy ngân, mà còn có thể dọn sạch thủy ngân từ môi trường xung quanh chúng. Những vi khuẩn này kháng thủy ngân, được phát triển bởi các nhà nghiên cứu từ hai trường Đại học Puerto Rico và Bayamon Campus, chứa các gen chuột cho metallothionein hoặc gen vi khuẩn cho kinase polyphosphate. Cả hai chủng vi khuẩn có thể phát triển trong môi trường nồng độ rất cao của thủy ngân (120μM), và khi các vi khuẩn có chứa metallothionein được nuôi trong một dung dịch chứa lượng thủy ngân gấp 24 lần lượng mà sẽ giết chết các vi khuẩn không kháng cự và chúng có thể phân hủy hơn 80% lượng thủy ngân trong năm ngày. Tiến sĩ Ruiz, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết, "Sự làm sạch các phân tử kim loại nặng của vi khuẩn cung cấp một công nghệ khả thi để xử lý sinh học thủy ngân. Phương pháp này không chỉ cho phép chúng ta làm sạch sự cố tràn thủy ngân ra môi trường, hơn nữa, sự tích lũy lượng thủy ngân cao trong vi khuẩn vi khuẩn biến đổi gen cũng cung cấp khả năng tái chế kim loại cho các ứng dụng công nghiệp. " Theo sciencedaily |