Công nghệ xử lý hóa chất bảo vệ thực vật khó phân huỷHóa chất bảo vệ thực vật khó phân hủy (POP) tồn lưu và cả nhập lậu mới đã và đang gây ô nhiễm nghiêm trọng cho môi trường, sức khỏe. Tuy nhiên, đến nay vẫn còn quá nhiều vướng mắc khiến Việt Nam chưa thể tìm ra giải pháp để tiêu hủy các hóa chất này. Theo thống kê, hiện cả nước còn một lượng lớn hóa chất bảo vệ thực vật (BVTV) POP tồn lưu không được tiêu hủy. Chỉ riêng tỉnh Lạng Sơn, Chi cục BVTV cho biết, từ năm 1996 đến nay, lực lượng liên ngành tỉnh đã kiểm tra, thu giữ hàng chục tấn hóa chất, thuốc BVTV nhập lậu từ Trung Quốc hoặc không rõ nguồn gốc. Thế nhưng, trong nhiều năm qua lượng hóa chất này vẫn chưa được tiêu hủy và đang trong tình trạng bị chảy nước, bốc mùi, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống dân cư. Hóa chất BVTV POP chờ tiêu hủy đang là “quả bom nổ chậm” với người dân và môi trường.
Theo đánh giá của ông Hồ Kiên Trung - Cục Quản lý chất thải và cải thiện môi trường (Tổng cục Môi trường): “Có nhiều nguyên nhân khiến cho việc tiêu hủy hóa chất BVTV POP trở nên khó khăn như kinh phí tiêu hủy quá lớn trong khi số lượng hóa chất cần tiêu hủy quá nhiều; chưa có quy chế rõ ràng về việc xử lý, tiêu hủy đối với hàng giả, hàng cấm, hàng kém chất lượng bị thu giữ; chưa có công nghệ thích hợp để xử lý an toàn các chất hữu cơ khó phân hủy…” Phân tích của ông Hồ Kiên Trung cũng cho thấy: Nếu sử dụng phương pháp đốt của Trung tâm Công nghệ xử lý môi trường - Bộ Tư lệnh Hóa học như thử nghiệm tại Lạng Sơn, Hà Nội, Thái Bình, Quảng Ninh, Hòa Bình (trong giai đoạn 2001-2003) thì việc gây phát thải khí Dioxin, Funrua ra không khí là rất đáng lo ngại. Hơn nữa, tính đến thời điểm này, Việt Còn nếu sử dụng phương pháp đốt ở nhiệt độ cao trong lò nung xi măng tại Nhà máy xi măng Holcim - Hòn Chông (Kiên Giang) thì mặc dù không gây phát thải Dioxin nhưng chi phí tiêu hủy lại quá cao. Mặt khác, công nghệ này chỉ có thể xử lý tốt với chất thải đồng nhất chứa hóa chất BVTV còn với loại chất thải lẫn đất và đá thì khả năng xử lý còn nhiều hạn chế. Công nghệ tiêu hủy hóa chất BVTV POP tại Nhà máy xi măng Holcim - Hòn Chông (Kiên Giang)
Hiện cả nước đã có nhiều cơ sở được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện tiêu hủy hóa chất BVTV, tuy nhiên, với chi phí tiêu hủy từ 30-40 triệu đồng/tấn (đối với hóa chất BVTV thường) và 50-70 triệu đồng/tấn (đối với hóa chất BVTV POP) thì rõ ràng đây không phải là một khoản tiền nhỏ đối với các tỉnh còn nghèo. Thực tế này dẫn đến tình trạng nhập lậu, buôn bán hóa chất BVTV không rõ xuất xứ tại các tỉnh biên giới vẫn tiếp diễn và ngày càng phức tạp. Ông Hoàng Văn Bát, Chánh Thanh tra Chi cục BVTV Lạng Sơn cho biết: “Tính đến tháng 8/2012, lực lượng chức năng đã thu giữ gần 11 tấn thuốc BVTV nhập lậu. Từ năm 2009, Chi cục đã lập đề án thu gom, xử lý, tiêu hủy thuốc BVTV tồn đọng ở các kho trên địa bàn, trong đó đề xuất 9 phương án xử lý, tiêu hủy... và trình lên UBND tỉnh để xin kinh phí, nhưng đến nay chưa được phê duyệt”. Bàn về giải pháp, có ý kiến cho rằng, để giảm thiểu sức ép trong công tác lưu trữ và tiêu hủy hóa chất BVTV, nhất là hóa chất BVTV POP tồn lưu, các cơ quan chức năng như Hải quan, Bộ đội biên phòng, Quản lý thị trường… cần có cơ chế phối hợp chặt chẽ nhằm ngăn chặn hóa chất BVTV POP nhập lậu vào Việt Nam. Tuy nhiên, trong thực tế, sẽ chẳng thể “giảm sức ép” khi mà việc vi phạm, bắt giữ vẫn ngày càng gia tăng còn những giải pháp trong tiêu hủy hóa chất BVTV POP tồn lưu lại chỉ “nằm trên bàn giấy”. Thiếu kinh phí và hạn chế về công nghệ là vướng mắc trực tiếp nhưng nếu như bản thân các cơ quan chức năng không có sự quan tâm và ưu tiên đầu tư để xử lý triệt để thì những tồn tại dai dẳng do hóa chất BVTV POP tồn lưu gây ra sẽ thực sự trở thành “quả bom hẹn giờ” - không ai biết cách gỡ và có thể “nổ” bất cứ lúc nào!
Vân Anh |