Hội thảo khởi động dự án “Biến đổi khí hậu và những tác động đến sản xuất lúa tại Việt Nam: Thử nghiệm các giải pháp thích ứng và giảm thiểu tiềm năng”iệt Nam đã ký thỏa thuận UNFCC vào tháng 11 năm 1994 và Nghị định thư Kyoto vào tháng 9 năm 2002. Chính phủ Việt Nam có các nghĩa vụ hoặc cam kết hết sức nghiêm túc như thể hiện trong chính sách mới để đối phó với biến đổi khí hậu trong các lĩnh vực cụ thể. Trong thực tế, Việt Nam là nước đầu tiên ký và thực hiện các chương trình UN-REDD. Các chương trình REDD Việt Nam được Việt Nam chính thức chấp thuận vào ngày 28 tháng 8 năm 2009.
Na Uy đã được trao vai trò là đồng Chủ tịch và đã đảm bảo hỗ trợ tài chính đầy đủ của giai đoạn đầu tiên và thực hiện chương trình REDD Việt Nam. Đây là chương trình liên kết giữa ba tổ chức LHQ - FAO, UNDP, UNEP và sẽ được thực hiện bởi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường. Mục tiêu là Việt Nam "REDD-sẵn sàng" vào năm 2012. Cho đến nay, chương trình UN-REDD cho Việt Nam, đã hỗ trợ chính phủ trong việc thiết lập một mạng lưới quốc gia về REDD. Và sự thực, hiện REDD đóng góp trực tiếp hoặc gián tiếp vào SDA (Chương trình nghị sự 21). REDD là một trong những thành phần quan trọng cuả Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu và Chiến lược Phát triển Nông Lâm nghiệp Quốc gia. Hiện nay, Việt Nam chưa có dự án giảm thiểu hoặc các dự án CDM liên quan đến nông nghiệp và lúa gạo nói riêng. Xác định bất kỳ biện pháp thích ứng mới nào đều phải đáp ứng được các tiêu chí: đơn giản, giúp giảm khí nhà kính, chi phí thấp và dễ dàng áp dụng, vì đa số nông dân là những người sở hữu ruộng đất nhỏ hoặc nằm ở vùng biên với khả năng đầu tư thấp và chính phủ không có đủ nguồn lực; được sự hỗ trợ cuả các cấp ngành liên quan, đặc biệt là Bộ Nông nghiệp & PTNT, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS) và Viện Nghiên cứu Nông nghiệp và Môi trường (Bioforsk) cuả Hoàng Gia Na Uy – đã phôí hợp xây dựng dự án hợp tác nghiên cứu “Biến đổi khí hậu và những tác động đến sản xuất lúa tại Việt Nam: Thử nghiệm các giải pháp thích ứng và giảm thiểu tiềm năng” (Climate change and impacts on rice production in Vietnam: Pilot testing of potential adaptation and mitigation measures) với sự tài trợ cuả Hoàng Gia Na Uy. Ngày 28/8/2013 tại Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam đã diễn ra Hội thảo khởi động dự án nói trên. Tới dự về phía Việt Nam có ông Lê Quốc Doanh - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn; Ông Nguyễn Văn Bộ - Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam cùng lãnh đạo các Ban Khoa học và HTQT, Ban Thông tin, Viện Môi trường nông nghiệp, Trung tâm chuyển giao CN và khuyến nông cùng cán bộ nghiên cứu liên quan đến dự án. Phía Nauy có ông H.E.Mr.Stale Torstein Risa - Đại sứ quán Nauy tại Việt Nam; ông Uday Nagothu Sekhar - Viện Nghiên cứu Nông nghiệp và Môi trường (Bioforsk) cuả Hoàng Gia Na Uy; ông Vũ Minh Đức - Cố vấn phát triển dự án. Hội thảo đã bàn về các vấn đề xoay quanh mục tiêu của dự án là xác định và thử nghiệm các hệ thống canh tác lúa khí hậu thông minh. Những hệ thống này sẽ góp phần cải thiện sản xuất lúa gạo trong điều kiện thay đổi khí hậu và đồng thời hỗ trợ việc giảm thiểu khí nhà kính với 4 nội dung được xác định theo các mục tiêu cụ thể của dự án: - Xác định và mô tả hệ thống canh tác lúa dễ bị tổn thương nhất với biến đổi khí hậu tại các điểm nghiên cứu được lựa chọn (do thay đổi lượng mưa trong mùa, đặc biệt là hạn hán và xâm nhập mặn). - Xác định và thí điểm các biện pháp khí hâụ thông minh được lựa chọn sẽ giúp thích ứng và giảm nhẹ, (nâng cao sản xuất lúa gạo, đồng thời giảm phát thải khí nhà kính). - Đánh giá khuôn khổ thể chế hiện tại và trong tương lai cần thiết choviệc thực hiện các biện pháp giảm thiểu và thích ứng tiềm năng được thử nghiệm trong dự án. - Chủ động thu hút các bên liên quan, phụ nữ và nông dân trong việc phát triển nông nghiệp thông minh về khí hậu và cải thiện sự nhận nhận thức thông qua việc phổ biến các kết quả dự án. |