Giới thiệu sách: Quy trình quan trắc và phân tích chất lượng môi trường
Cuốn sách này là sản phẩm của nhiệm vụ Khoa học công nghệ “Nghiên cứu biên soạn tài liệu giảng dạy Quy trình quan trắc và phân tích chất lượng môi trường” có mã số là B 2009-03-55 do PGS.TS. Lê Thị Hiền Thảo chủ trì. Các tác giả tham gia biên soạn cuốn sách này gồm có: - PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Thái, chủ biên và biên soạn toàn bộ Chương 6, Phụ lục D; - PGS.TS. Lê Thị Hiền Thảo biên soạn mục1.2 Chương 1; mục 2.1, 2.3 Chương 2; mục 3.5 Chương 3; - PGS.TS. Trần Đức Hạ biên soạn mục 1.3 Chương 1; mục 3.2, 3.4, 3.6 Chương 3 và Phụ lục C; - KS. Thái Minh Sơn biên soạn mục 1.4 Chương 1, toàn bộ Chương 4 và Chương 5 (trừ mục 5.2); - PGS.TS. Lều Thọ Bách biên soạn mục 2.2, 2.4 Chương 2; mục 3.1, 3.3 Chương 3 và Phụ lục A; - ThS. Lê Ngọc Tường biên soạn mục 5.2 Chương 5; - ThS. Vũ Việt Hà thu thập Phụ lục B. Cuốn sách cung cấp những kiến thức cơ bản nhất về kỹ thuật quan trắc và phân tích thường được sử dụng trong đánh giá chất lượng môi trường nước, môi trường không khí, môi trường đất và chất thải rắn nhằm giúp cho sinh viên làm quen và nâng cao kỹ năng quan trắc, giám sát chất lượng môi trường. Cuốn sách có 6 chương, 4 phụ lục và được bố cục như sau:
Chương 1. Một số khái niệm cơ bản về quan trắc chất lượng môi trường 1.1. Một số khái niệm liên quan tới quan trắc môi trường 1.1.1. Khái niệm về môi trường 1.1.2. Khái niệm về quan trắc môi trường và mạng lưới quan trắc môi trường 1.1.3. Phân loại hệ thống quan trắc môi trường 1.2. Nhiệm vụ của hệ thống quan trắc môi trường 1.3. Hoạt động của hệ thống quan trắc chất lượng môi trường ở Việt Nam 1.4. Hệ thống văn bản liên quan tới hoạt động quan trắc chất lượng môi trường ở Việt Nam Tài liệu tham khảo chương 1.
Chương 2. Những nguyên tắc chung khi làm việc trong phòng thí nghiệm 2.1. Chức năng của phòng thí nghiệm 2.2. Các thiết bị và dụng cụ cần thiết trong phòng thí nghiệm 2.2.1. Các loại dụng cụ cần thiết 2.2.2. Cách sử dụng đúng các dụng cụ thủy tinh 2.3. Các quy tắc an toàn khi làm việc trong phòng thí nghiệm phân tích môi trường 2.3.1. Quy định an toàn 2.3.2. Thực hiện an toàn lao động Tài liệu tham khảo chương 2.
Chương 3.Quan trắc và phân tích chất lượng môi trường nước 3.1. Các nguyên tắc chung 3.1.1. Mục đích quan trắc và phân tích chất lượng môi trường nước 3.1.2. Khảo sát hiện trạng nguồn nước và lựa chọn địa điểm quan trắc 3.1.3. Thời gian và tần suất lấy mẫu 3.1.4. Phương pháp lấy mẫu và phân tích tại hiện trường 3.2. Quy trình quan trắc chất lượng môi trường nước 3.2.1. Quy trình lấy mẫu nước 3.2.2. Bảo quản và vận chuyển mẫu 3.3. Quy trình phân tích một số chỉ tiêu vật lý 3.3.1. Nhiệt độ nước 3.3.2. Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) 3.3.3. Tổng chất rắn hòa tan (TDS) 3.3.4. Độ đục 3.3.5. Độ màu của nước với thang màu Cobalt-Platin 3.4. Quy trình phân tích một số chỉ tiêu hóa học 3.4.1. Xác định ôxi hòa tan theo phương pháp winkler (theo TCVN 5499:1995) 3.4.2. Xác định nhu cầu ôxi sinh hóa sau 5 ngày (BOD5) theo phương pháp cấy và pha loãng 3.4.3. Xác định nhu cầu ôxi hóa học (COD) theo phương pháp hồi lưu kín-trắc quang 3.4.4. Phân tích, xác định Nitơ amôn theo phương pháp Phenate 3.4.5. Phân tích, xác định Nitơ amôn theo phương pháp Nessler 3.4.6. Phân tích, xác định Nitrit amôn theo phương pháp trắc quang 3.4.7. Xác định Nitrat theo phương pháp Salicylate 3.4.8. Xác định tổng Nitơ theo phương pháp Kjeldahl 3.4.9. Xác định Phospho hòa tan theo phương pháp axit Ascorbic 3.4.10. Xác định Phospho tổng số theo phương pháp Persulfat 3.4.11. Xác định Sulfat 3.4.12. Xác định Clorua theo phương pháp Mohr 3.4.13. Phương pháp xác định Mangan (Mn) 3.4..14. Phương pháp xác định Sắt (Fe) bằng thuốc thử o-phenantrolin 3.4.15. Phương pháp xác định Canxi trong nước 3.4.16. Phương pháp xác định Magie (Mg) 3.5. Quy trình phân tích các chỉ tiêu sinh vật và vi sinh vật 3.5.1. Xác định tổng số vi khuẩn hiếu khí 3.5.2. Xác định chỉ số Coli 3.5.3. Xác định tổng số vi khuẩn kị khí Clostridium Welchii 3.5.4. Quy trình phân tích trứng giun sán trong nước thải 3.6. Nguồn gốc sai số và xử lý số liệu quan trắc chất lượng môi trường nước 3.6.1 Nguồn gốc sai số trong quá trình quan trắc chất lượng môi trường nước 3.6.2. Kiểm tra chất lượng mẫu đo 3.6.3. Các phương pháp thống kê thường được sử dụng trong xử lý số liệu 3.6.4. Kiểm soát chất lượng nền Tài liệu tham khảo chương 3
Chương 4. Quan trắc và phân tích chất lượng môi trường không khí 4.1. Các nguyên tắc chung 4.2. Quy trình quan trắc chất lượng môi trường không khí 4.2.1. Lập kế hoạch, quản lý và tổ chức hoạt động mạng lưới quan trắc môi trường 4.2.2. Kỹ thuật lấy tại hiện trường, bảo quản vận chuyển mẫu 4.3. Quy trình quan trắc và phân tích các thông số khí tượng 4.4. Quy trình phân tích mẫu bụi 4.5. Quy trình phân tích một số chất khí
4.5.1. Quy trình phân tích SO2
4.5.2. Quy trình phân tích NO2 4.5.3. Quy trình phân tích CO
4.5.4. Quy trình phân tích O3 4.5.5. Phân tích chì bụi (phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử) Tài liệu tham khảo chương 4
Chương 5. Quan trắc tiếng ồn và độ rung 5.1. Các nguyên tắc chung về quan trắc mức ồn 5.1.1. Các khái niệm và thuật ngữ 5.1.2. Các đại lượng 5.2. Quy trình quan trắc ồn 5.2.1. Các thông số cần quan trắc 5.2.2. Mạng lưới các điểm quan trắc tiếng ồn 5.2.3. Vị trí điểm quan trắc 5.2.4. Thời gian và tần suất quan trắc 5.2.5. Thiết bị quan trắc 5.2..6. Phương pháp quan trắc 5.3. Xử lý số liệu và báo cáo 5.4. Tiêu chuẩn giới hạn cho phép của tiếng ồn Tài liệu tham khảo chương 5
Chương 6. Quan trắc, phân tích chất lượng môi trường đất và chất thải rắn 6.1. Các vấn đề chung 6.2. Quy trình quan trắc chất lượng môi trường đất 6.2.1. Thiết kế chương trình quan trắc 6.2.2. Xây dựng nội dung và xác định các thông số quan trắc 6.2.3. Xác định thời gian và tần suất quan trắc 6.2.4. Lập kế hoạch quan trắc 6.2.5. Thực hiện chương trình quan trắc 6.3. Phương pháp chuẩn bị mẫu đất 6.3.1. Kích cỡ mẫu 6.3.2. Lưu giữ mẫu 6.3.3. Xử lý sơ bộ 6.3.4. Bảo quản mẫu 6.4. Quy trình quan trắc chất thải rắn sinh hoạt 6.4.1. Chọn khu vực lấy mẫu và chuẩn bị mẫu 6.4.2. Công tác chuẩn bị 6.4.3. Phương pháp lấy mẫu phân tích 6.4.4. Quy trình chuẩn bị mẫu/công phá mẫu chất thải rắn 6.5. Quy trình phân tích các chỉ tiêu vật lý của đất, bùn, cặn và rác thải 6.5.1. Quy trình phân tích độ ẩm 6.5.2. Quy trình xác định kích thước hạt (particle size analysis) 6.5.3. Quy trình xác định bùn và đất sét 6.6. Quy trình phân tích các chỉ tiêu hóa học của đất, bùn, cặn và rác thải 6.6.1. Xác định pH 6.6.2. Đo độ dẫn điện 6.6.3. Phân tích kim loại nặng trong đất 6.6.4. Phân tích cacbon hữu cơ (phương pháp Walkley Black) 6.6.5. Xác định các cation hòa tan 6.6.6. Phân tích thủy ngân 6.6.7. Phân tích chì Tài liệu tham khảo chương 6 Phụ lục A, B, C, D
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao, nhóm tác giả biên soạn đã nhận được sự hỗ trợ quý báu của Trung tâm Quan trắc môi trường, Tổng cục Bảo vệ Môi trường thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường thông qua việc cung cấp các thông tin pháp lý, kỹ thuật về hoạt động quan trắc trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ môi trường ở Việt Nam.
Mặc dù đã rất cố gắng, nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi mong nhận được các ý kiến đóng góp quý báu của bạn đọc để cuốn sách được hoàn thiện trong lần xuất bản sau. Mọi ý kiến đóng góp ý xin gửi về: Bộ môn Công nghệ và Quản lý môi trường Viện Khoa học và Kỹ thuật môi trường, Đại học Xây dựng, 55 Đường Giải Phóng, Hà Nội. Điện thoại: 04.36288524. Fax: 04.38693714 Xin chân thành cảm ơn và trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc!
Nguồn tin:epe.edu.v
|