Nhiều chính sách trọng dụng cá nhân hoạt động KHCNBộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nội
vụ, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư liên tịch 21/2015/TT-BKHCN-BNV-BTC hướng
dẫn thực hiện chính sách sử dụng, trọng dụng cá nhân hoạt động khoa học và công
nghệ. Ảnh
minh họa. Việc
áp dụng chính sách sử dụng, trọng dụng cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ
theo nguyên tắc bảo đảm khách quan, công khai, minh bạch, dựa trên thành tích
khoa học và công nghệ; mỗi thành tích chỉ được xét 1 lần để áp dụng chính sách
ưu đãi trong sử dụng. Thành tích để xem xét áp dụng chính sách sử dụng, trọng dụng Thành
tích khoa học và công nghệ để xem xét áp dụng chính sách sử dụng, trọng dụng gồm:
1- Bài báo khoa học đã được công bố trên tạp chí khoa học uy tín trong nước và
quốc tế; báo cáo khoa học tại hội thảo khoa học quốc gia và quốc tế được in
trong kỷ yếu hội thảo đã được xuất bản; sách chuyên khảo đã được xuất bản theo
quy định của pháp luật; 2- Giải thưởng khoa học và công nghệ trong nước, quốc tế;
3- Sáng chế, giải pháp hữu ích đã được cấp văn bằng bảo hộ hoặc đã được ứng dụng
có hiệu quả trong thực tiễn; 4- Thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc
gia, cấp bộ, cấp tỉnh và được nghiệm thu ở mức đạt trở lên. Thông
tư cũng quy định cụ thể chính sách ưu đãi trong sử dụng cá nhân hoạt động khoa
học và công nghệ như: xét tuyển dụng đặc cách; đặc cách bổ nhiệm vào hạng chức
danh nghề nghiệp cao hơn không qua thi thăng hạng, không phụ thuộc năm công tác
và các ưu đãi khác. Trọng dụng nhà khoa học đầu ngành, nhà khoa học trẻ tài
năng Thông
tư nêu rõ, nhà khoa học đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại Điều 15 Nghị định số
40/2014/NĐ-CP được đề xuất công nhận là nhà khoa học đầu ngành. Bộ
trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ căn cứ chiến lược phát triển khoa học và công
nghệ và trình độ phát triển của từng ngành khoa học xác định các ngành khoa học
và công nghệ được xem xét, lựa chọn nhà khoa học đầu ngành. Số lượng nhà khoa học
đầu ngành của mỗi lĩnh vực là 01 người. Nhà
khoa học đầu ngành sẽ được hưởng các ưu đãi sau: a- Hưởng ưu đãi hàng tháng bằng
100% mức lương theo hệ số lương hiện hưởng kể từ khi có quyết định công nhận là
nhà khoa học đầu ngành của cơ quan có thẩm quyền; b- Được cấp kinh phí hằng năm
theo đề xuất để thực hiện các hoạt động của nhóm nghiên cứu xuất sắc thuộc lĩnh
vực chuyên môn. Thủ trưởng tổ chức khoa học và công nghệ nơi nhà khoa học đang
công tác quyết định thành lập nhóm nghiên cứu xuất sắc thuộc lĩnh vực chuyên
môn theo đề xuất của nhà khoa học; c- Được hỗ trợ kinh phí để thực hiện các nội
dung theo quy định tại Khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 18 Nghị định số 40/2014/NĐ-CP. Ngoài
ra, nhà khoa học trẻ tài năng cũng sẽ được trọng dụng, được xem xét cấp hoặc hỗ
trợ kinh phí tối đa đến 300 triệu đồng/năm để thực hiện các nội dung như: a- Cấp
hoặc hỗ trợ kinh phí cho hoạt động của nhóm nghiên cứu xuất sắc thuộc lĩnh vực
chuyên môn do nhà khoa học trẻ tài năng thành lập; b- Hỗ trợ kinh phí tham gia
hội nghị, hội thảo khoa học trong nước và quốc tế thuộc lĩnh vực chuyên môn; c-
Hỗ trợ kinh phí để thực hiện các nội dung theo quy định tại Khoản 4 và Khoản 5
Điều 24 Nghị định 40/2014/NĐ-CP. Theo Minh Hoàng Báo điện tử Chính phủ |