Thủ tục văn bản

Thống kê

Lượt truy cập: 11815899
Trực tuyến: 25

Liên kết website

quan trắc môi trường 1
quan trắc môi trường 2
quan trắc môi trường 3
quan trắc môi trường 4
Số lượt xem: 5196
Gửi lúc 21:40' 21/07/2013
Cảnh báo: Ô nhiễm nước biển tại Việt Nam

Theo kết quả nghiên  cứu của Tiến sĩ Vũ Hoàng Hoa và Thạc sĩ Nguyễn Thị Hằng Nga (Trường Đại học Thủy lợi Hà Nội) thực hiện, khu vực nước biển ven bờ thuộc vùng biển Hải Phòng, đặc biệt là khu vực cửa sông có cảng, đang bị ô nhiễm.

Sự ô nhiễm trước tiên phải kể đến là ô nhiễm dầu. Hàm lượng dầu trong nước ở vùng biển ven bờ tăng cao, nhất là ở khu vực cửa sông, gần khu vực cảng, bến đỗ tàu thuyền. Hệ số ô nhiễm dầu trong trầm tích tăng từ 0,7 (năm 2001) lên 2,4 (năm 2008). Ô nhiễm đục nước đứng thứ hai sau ô nhiễm dầu. Gần đây ảnh hưởng đục của nước ven bờ tăng lên rõ ở khu vực bãi tắm, ảnh hưởng xấu tới du lịch và làm chết san hô, giảm năng suất sơ cấp thực vật nổi do hạn chế quang hợp. Đây là hậu quả của nạn phá rừng đầu nguồn và xói lở ở ven biển. Chỉ tính riêng sông Cấm từ năm 1960 đến năm 1992, lưu lượng nước tăng bình quân hàng năm từ 1 km3/năm lên 12,9 km3/năm và hàm lượng phù sa tăng từ 20 g/m3 lên 340 g/m3. Độ ôxy hoà tan (DO) của vùng biển thấp, trung bình khoảng 3,3 đến 10,9 mg/l vào mùa khô và khoảng 0,1 đến 6,1 mg/l vào mùa lũ. Nhu cầu ôxy hoá sinh học (BOD) khá cao (13,6 đến 31 mg/l), chỉ số vi sinh (coliform) qua khảo sát đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Nguyên nhân của tình trạng này là do chất thải công nghiệp, đô thị, các khu dân cư và những hoạt động trên biển gây ra. Ô nhiễm dầu chủ yếu do tình trạng phát triển giao thông thuỷ, công nghiệp và do các phương tiện tàu thuyền đánh cá lạc hậu... và thiếu trang thiết bị, cũng như khả năng ứng cứu, xử lý khi có sự cố tràn dầu.

Từ năm 2009, Chính phủ ban hành Nghị định 25/2009/NĐ-CP về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo. Theo đó, các chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh trên hải đảo, chủ phương tiện nổi trên biển có trách nhiệm báo cáo về chất thải và phương án xử lý chất thải với cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường. Nước thải từ các dàn khoan thăm dò và khai thác dầu khí, phương tiện nổi, nước dằn tàu của các tổ chức, cá nhân hoạt động tại các vùng biển của Việt Nam chỉ được phép xả ra biển sau khi đã xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường...Quy định đã có, song việc kiểm soát xả thải vẫn chưa được thực hiện.

Nước biển Trung Quốc ô nhiễm nặng, dân không ăn hải sản

 

Ngày 12-6, Đài truyền hình quốc gia Trung Quốc CCTV đã phát đi một phóng sự cho thấy hơn 80% diện tích mặt nước ở ngoài khơi biển Hoa Đông, khu vực tỉnh Chiết Giang, đã bị ô nhiễm nghiêm trọng vì chất thải công nghiệp.

CCTV dẫn lời các chuyên gia nói ô nhiễm nước biển đang đe dọa ngành khai thác cá ở địa phương. Tỉnh Chiết Giang có bờ biển dài khoảng 6.500 km với chín vịnh biển tự nhiên trải rộng trên diện tích hơn 20 km vuông. Tuy nhiên, chất lượng nước đo được ở đây thấp hơn mức 4, mức thấp nhất trong bốn thang đo chất lượng nước theo tiêu chuẩn Trung Quốc. Số liệu trên được công bố trong Báo cáo môi trường Trung Quốc 2012 của Bộ Bảo vệ môi trường nước này.

Vùng nước ngoài khơi biển Hoa Đông có chất lượng nước tệ nhất trong bốn vùng biển lớn tiếp giáp Trung Quốc. Nghiên cứu của Bộ Bảo vệ môi trường cho thấy tỉ lệ đồng trong phần lắng cặn nước biển xung quanh cảng Hương Sơn, vịnh Nhạc Tình và cửa sông Cửu Long đã vượt mức tiêu chuẩn lần lượt là 41%, 50% và 25%, trong khi vùng nước ở các cửa sông Dương Tử và vịnh Hàng Châu bị nhiễm độc cadimium.

CCTV dẫn lời ngư dân ở vùng vịnh Nhạc Tình gần Chiết Giang nói trước kia đây là vùng rất giàu nguồn lợi hải sản, nhưng hiện đã gần như cạn kiệt vì tình trạng ô nhiễm. Năm 2012, Nhạc Tình là một trong tám khu vực nhiễm độc kim loại nặng được đưa vào “sổ đen” giám sát thường xuyên của nhà chức trách môi trường Trung Quốc.

Rất nhiều người dân địa phương không ăn bất cứ loại hải sản đánh bắt ở đây trong nhiều năm qua. Nhân Dân nhật báo dẫn lời các ngư dân giải thích rác thải công nghiệp từ các nhà máy điện, xưởng đóng tàu và các công ty hóa chất đổ ra vịnh mỗi ngày.

Tàu ’cào cào bay’ tận diệt hải sản Lý Sơn

Nổ máy, rồ ga “cào” sạch những loài hải sản sinh sống ven bờ từ đàn cá nổi trên mặt nước đến những thảm thực vật sống tận đáy biển. Đó là cách đánh bắt hủy diệt của hàng chục tàu cá hành nghề giã cào có công suất lớn hoạt động ven đảo Lý Sơn và vùng biển của tỉnh Quảng Ngãi.

Hàng chục tàu cá công suất lớn hành nghề giã cào của ngư dân các huyện ven biển của tỉnh Quảng Ngãi cứ sáng sớm lại hoành hành trên các vùng biển ven bờ đảo Lý Sơn và một số vùng ven biển của tỉnh Quảng Ngãi.

Ngư dân Trần Thanh Hùng (45 tuổi, ở thôn Tây xã An Vĩnh, Lý Sơn) bức xúc cho biết, nhiều tàu giã cào của ngư dân đất liền ra hành nghề ven đảo Lý Sơn theo cách“ tận diệt” nên nhiều tàu cá của ngư dân Lý Sơn làm ăn thất bát, “Được trang bị tàu to máy lớn, vì vậy họ đột ngột xuất hiện, thả lưới rồi “ cào” sạch cá lớn, cá bé, chài lười của ngư dân hành nghề ven đảo rồi tháo lui bỏ chạy không đếm xỉa gì đến thiệt hại của ngư dân” ngư dân Trần Thanh Hùng nói.

Hàng chục tàu cá hành nghề vây rút chì của ngư dân Lý Sơn phải nằm bờ vì làm ăn thất bát bởi đội tàu giã cào bay.

 

Theo ông Hùng sở dĩ ngư dân gọi những tàu này là “cào cào bay” là có nguyên do, vì các tàu này có công suất từ 400 trở lên, tốc độ di chuyển với tốc độ từ 10 -12 hải lý/giờ. Mỗi tấm lưới của tàu giã cào có ba lớp: lớp ngoài cùng mắt lưới lớn, lớp giữa nhỏ hơn và lớp sau cùng mắt lưới nhỏ đến mức con cá nhỏ như đầu đũa cũng không thoát. Sau khi thả lưới xong, hai tàu này nổ máy kéo lưới này đi băng băng, “cào” sạch từ cá nằm sát đáy biển đến cá nổi trên mặt nước.

Ngoài tận diệt các loài hải sản, tàu giã cào còn cuốn sạch lưới chài, ngư cụ của ngư dân đánh cá ven bờ. "Phần lớn tàu thuyền của ngư dân hành nghề ven đảo là tàu nhỏ, nên khi bị cào mất lưới, ngư dân chúng tôi chỉ biết im lặng, từ đầu tháng đến nay tàu tôi mất trên chục tay lưới vì những tàu giã cào”. ngư dân Nguyễn Lý, ở Thôn Tây xã An Vĩnh ngao ngán lắc đầu.

Ông Trần Bút, Chủ tịch UBND xã An Vình (Lý Sơn) cho biết, chỉ trong thời gian ngắn xã nhận được trên 30 đơn tố cáo của ngư dân vì bị mất ngư cụ bởi đội tàu giã cào đang hành nghề ven đảo Lý Sơn.

Trao đổi với chúng tôi. Ông Lê Văn Sơn, Chi cục trưởng chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản Quảng Ngãi cho biết: “Với tàu giã cào công suất lớn đánh bắt gần bờ, từ năm 2007 trở về trước, chi cục có tàu kiểm ngư nên đã tuần tra và xử phạt nhiều. Tuy nhiên, hiện nay, lực lượng và tàu kiểm ngư không có và việc xử phạt nay cũng thuộc thẩm quyền của Thanh tra Sở NN&PTNT nên chúng tôi chỉ còn biết kiến nghị lên trên để có biện pháp xử lý, ngăn chặn”.

 (Theo TN-MT, TTO , ĐVO)


Các tin mới



Các tin khác



VIDEO

may-phan-tich-cacbon
sac-ky-khi
quang-pho-hap-thu-nguyen-tu
quang-pho-hap-thu-nguyen-tu
sac-ky-long-cao-ap-HPLC

 

TRUNG TÂM PHÂN TÍCH VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG - VIỆN MÔI TRƯỜNG NÔNG NGHIỆP 

 

CENTRE FOR ENVIRONMENTAL ANALYSIS AND TECHNOLOGY TRANSFER 

 

Phố Sa Đôi, Phường Phú Đô, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, Vietnam


Sa Doi street, Phu Do ward, Nam Tu Liem district, Hanoi, Vietnam


0243 789 2397 (Giờ hành chính)

                                                  0243 996 1661 (Tư vấn, hỗ trợ các dịch vụ và kỹ thuật 24/24)


Email: ceat@vietnamlab.org

Designed by Thiet ke website