Thủ tục văn bản

Thống kê

Lượt truy cập: 11823228
Trực tuyến: 17

Liên kết website

quan trắc môi trường 1
quan trắc môi trường 2
quan trắc môi trường 3
quan trắc môi trường 4
Số lượt xem: 3413
Gửi lúc 01:11' 27/12/2011
Lập bản đồ ô nhiễm trong nuôi trồng thủy sản

Tại buổi làm việc với Cục Bảo vệ Thực vật và các đơn vị liên quan mới đây, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Thị Xuân Thu chỉ đạo, bắt đầu từ ngày 12/12, Cục cần phối hợp với Cục Thú y, Tổng cục Thủy sản tiến hành điều tra, đánh giá hiện trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y trong nuôi trồng thủy sản. Trên cơ sở đó, lập bản đồ nguy cơ ô nhiễm trên phạm vi cả nước, vùng nào ô nhiễm thì phải thông báo ngay và có hướng xử lý kịp thời.

Việc sử dụng nhiều hóa chất nông dược trong nuôi trồng thủy sản là nguyên nhân chính khiến tôm, cá chết hàng loạt.

Theo thống kê từ Tổng cục Thủy sản, tính đến hết tháng 11, diện tích tôm bị chết trên phạm vi cả nước ước tính lên tới 85.000 ha, cao gấp hơn 3 lần so với năm 2010, trong đó nguyên nhân khiến tôm chết hàng loạt là do hội chứng ngộ độc bắt nguồn từ hóa chất nông dược. Phần lớn các hộ bị thiệt hại thường dùng các sản phẩm có thành phần nông dược là Cypermethrin để diệt giáp xác và cải tạo ao nuôi, thậm chí một số hộ còn sử dụng trực tiếp các loại thuốc bảo vệ thực vật như Padan, Dexit, Visher…, theo tin từ Thời báo Kinh tế Việt Nam 12/12.

Trên thực tế, không chỉ tôm, các loại cá nuôi khác cũng bị ảnh hưởng bởi thuốc bảo vệ thực vật. Vì thế, vừa qua, Tổng cục Thủy sản đã trình Bộ Nông nghiệp văn bản yêu cầu cấm sử dụng 20 loại thuốc bảo vệ thực vật có chứa hoạt chất Cypermethrin trong nuôi trồng thủy sản.

Cypermethrin là chất rất độc, chỉ cần ở nồng độ 0,05ppm (0,05 phần tỉ) cũng đủ làm tôm chết 50%, trong khi đó nhiều hộ lại sử dụng hóa chất này với nồng độ lên tới 2 phần triệu. Nguy hiểm hơn, khi sử dụng lâu ngày, Cypermethrin sẽ tích tụ trong môi trường đất, nước, gây ô nhiễm nghiêm trọng cho vùng ao nuôi.

Hiện Bộ Nông nghiệp đang hoàn thiện Thông tư quản lý thuốc bảo vệ thực vật nhằm thay thế Thông tư 38/2010/TT-BNNPTNT, trong đó có bổ sung việc thành lập hội đồng khoa học để xem xét loại bỏ những loại thuốc bảo vệ thực vật không phù hợp với sản xuất như  Sherpa, Peran, Cyperan, Ripcord, Cypermethrin…

Thanh Huyền – thiennhien.net


Các tin mới



Các tin khác



VIDEO

may-phan-tich-cacbon
sac-ky-khi
quang-pho-hap-thu-nguyen-tu
quang-pho-hap-thu-nguyen-tu
sac-ky-long-cao-ap-HPLC

 

TRUNG TÂM PHÂN TÍCH VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG - VIỆN MÔI TRƯỜNG NÔNG NGHIỆP 

 

CENTRE FOR ENVIRONMENTAL ANALYSIS AND TECHNOLOGY TRANSFER 

 

Phố Sa Đôi, Phường Phú Đô, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, Vietnam


Sa Doi street, Phu Do ward, Nam Tu Liem district, Hanoi, Vietnam


0243 789 2397 (Giờ hành chính)

                                                  0243 996 1661 (Tư vấn, hỗ trợ các dịch vụ và kỹ thuật 24/24)


Email: ceat@vietnamlab.org

Designed by Thiet ke website