Thủ tục văn bản

Thống kê

Lượt truy cập: 11813689
Trực tuyến: 27

Liên kết website

quan trắc môi trường 1
quan trắc môi trường 2
quan trắc môi trường 3
quan trắc môi trường 4
Số lượt xem: 6865
Gửi lúc 10:08' 22/07/2012
Tác hại của ô nhiễm không khí

Hằng năm có khoảng 20 tỉ tấn CO2 + 1,53 triệu tấn SiO2 + Hơn 1 triệu tấn Niken + 700 triệu tấn bụi + 1,5 triệu tấn Asen + 900 tấn coban + 600.000 tấn Kẽm (Zn), hơi Thuỷ ngân (Hg), hơi Chì (Pb) và các chất độc hại khác. Làm tăng đột biến các chất như CO2, NOX, SO3 …

Các chất ô nhiễm phát xuất từ nhiều nguồn khác khau; ô nhiễm không khí rất khó phân tích vì chất ô nhiễm thay đổi nhiều do điều kiện thời tiết và địa hình; nhiều chất còn phản ứng với nhau tạo ra chất mới rất độc.

=> ảnh hưởng đến môi trường đa dạng và phong phú.

I. TÁC HẠI CỦA Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ ĐỐI VỚI CON NGƯỜI

1.1. TÁC HẠI CỦA BỤI

- Thành phần hóa học, thời gian tiếp xúc là các yếu tố ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng.

- Mức độ bụi trong bộ máy hô hấp phụ thuộc vào kích thước, hình dạng, mật độ hạt bụi và cá nhân từng người.

- Bụi vào phổi gây kích thích cơ học, xơ hóa phổi dẫn đến các bệnh về hô hấp như khó thở, ho và khạc đờm, ho ra máu, đau ngực …

- TCVN 2005 qui định bụi tổng cộng trong không khí xung quanh 0,5 mg/m3.

- Bụi đất đá không gây ra các phản ứng phụ: tính trõ, không có tính gây độc. Kích thước lớn (bụi thô), nặng, ít có khả năng đi vào phế nang phổi, ít ảnh hưởng đến sức khỏe.

- Bụi than: thành phần chủ yếu là hydrocacbon đa vòng (VD: 3,4-benzenpyrene), có độc tính cao, có khả năng gây ung thư, phần lớn bụi than có kích thước lớn hơn 5 micromet bị các dịch nhầy ở các tuyến phế quản và các lông giữ lại. Chỉ có các hạt bụi có kích thước nhỏ hơn 5 mm vào được phế nang.

1.2. TÁC HẠI CỦA SO2 VÀ NOX

- SO2, NOX là chất kích thích, khi tiếp xúc với niêm mạc ẩm ướt tạo thành axít (HNO3, H2SO3, H2SO4). Các chất khí trên vào cơ thể qua đường hô hấp hoặc hòa tan vào nước bọt rồi vào đường tiêu hoá, sau đó phân tán vào máu tuần hoàn.

- Kết hợp với bụi => bụi lơ lửng có tính axít, kích thước < 2-3µm sẽ vào tới phế nang, bị đại thực bào phá hủy hoặc đưa đến hệ thống bạch huyết.

- SO2 nhiễm độc qua da làm giảm dự trữ kiềm trong máu, đào thải amoniac ra nước tiểu và kiềm ra nước bọt.

- Độc tính chung của SO2 thể hiện ở rối loạn chuyển hóa protein và đường, thiếu vitamin B và C, ức chế enzym oxydaza.

- Giới hạn phát hiện thấy bằng mũi SO2 từ 8 – 13 mg/m3.

- Giới hạn gây độc tính của SO2 là 20 – 30 mg/m3, giới hạn gây kích thích hô hấp, ho là 50mg/m3.

- Giới hạn gây nguy hiểm sau khi hít thở 30 – 60 phút là từ 130 đến 260mg/m3

- Giới hạn gây tử vong nhanh (30’ – 1h) là 1.000-1.300mg/m3.

- Tiêu chuẩn cho phép của Bộ Y Tế Việt Nam đối với SO2, SO3, NO2 týõng ứng là 0,5; 0,3 và 0,085 mg/m3 (nồng độ tối đa 1 lần nhiễm).

1.3. TÁC HẠI CỦA HF

- HF sinh ra do quá trình sản xuất hóa chất (HF) và là một tác nhân ô nhiễm quan trọng khi nung gạch ngói, gốm sứ.

- Không khí bị ô nhiễm bởi HF và các hợp chất fluorua gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh vật và sức khoẻ của người. Các hợp chất fluorua gây ra bệnh fluorosis trên hệ xương và răng.

1.4. TÁC HẠI CỦA CO

- Ôxít cacbon (CO) kết hợp với hemoglobin (Hb) trong máu thành hợp chất bền vững là cacboxy hemoglobin (HbCO) làm cho máu giảm khả năng vận chuyển ôxy dẫn đến thiếu ôxy trong máu rồi thiếu ôxy ở các tổ chức.

1.5. AMONIAC (NH3)

- NH3 không ăn mòn thép, nhôm, tan trong nước gây ăn mòn kim loại màu: kẽm, đồng và các hợp kim của đồng. NH3 tạo với không khí một hỗn hợp có nồng độ trong khoảng từ 16 đến 25% thể tích sẽ gây nổ.

- NH3 là khí độc có khả năng kích thích mạnh lên mũi, miệng và hệ thống hô hấp.

- Ngưỡng chịu đựng đối với NH3 là 20 – 40 mg/m3.

- Tiếp xúc với NH3 với nồng độ 100 mg/m3 trong khoảng thời gian ngắn sẽ không để lại hậu qủa lâu dài.

- Tiếp xúc với NH3 ở nồng độ 1.500 – 2.000 mg/m3 trong thời gian 30’ sẽ nguy hiểm đối với tính mạng.

1.6. HYDRO SUNFUA (H2S)

- Phát hiện dễ dàng nhờ vào mùi đặc trưng.

- Xâm nhập vào cơ thể qua phổi, H2S bị oxy hoá => sunfat, các hợp chất có độc tính thấp. Không tích lũy trong cơ thể. Khoảng 6% lượng khí hấp thụ sẽ được thải ra ngoài qua khí thở ra, phần còn lại sau khi chuyển hóa được bài tiết qua nước tiểu.

- Ở nồng độ thấp, H2S có kích thích lên mắt và đường hô hấp.

- Hít thở lượng lớn hỗn hợp khí H2S, mercaptan, ammoniac… gây thiếu oxy đột ngột, có thể dẫn đến tử vong do ngạt.

- Dấu hiệu nhiễm độc cấp tính: buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, mũi họng khô và có mùi hôi, mắt có biểu hiện phù mi, viêm kết mạc nhãn cầu, tiết dịch mủ và giảm thị lực.

- Sunfua được tạo thành xâm nhập hệ tuần hoàn tác động đến các vùng cảm giác – mạch, vùng sinh phản xạ của các thần kinh động mạch cảnh.

- Thường xuyên tiếp xúc với H2S ở nồng độ dưới mức gây độc cấp tính có thể gây nhiễm độc mãn tính. Các triệu chứng có thể là: suy nhược, rối loạn hệ thần kinh, hệ tiêu hóa, tính khí thất thường, khó tập trung, mất ngủ, viêm phế quản mãn tính…

1.7. TÁC HẠI CỦA HYDROCACBON

- Hơi dầu có chứa các chất hydrocacbon nhẹ như metan, propan, butan, sunfua hydro.

- Giới hạn nhiễm độc của các khí như sau:

Metan 60-95 %

Propan 10 %

Butan 30 %

Sulfua hydro 10 ppm

- Tiêu chuẩn của Bộ Y Tế Việt Nam năm 1977 qui định tại nơi lao động: dầu xăng nhiên liệu là 100mg/m3, dầu hỏa là 300mg/m3. TCVN 5938-2005 qui định nồng độ xăng dầu trong không khí xung quanh tối đa trong 1 giờ là 5mg/m3.

- Nồng độ hơi xăng, dầu từ 45% (thể tích) trở lên sẽ gây ngạt thở do thiếu ôxy. Triệu chứng nhiễm độc như say, co giật, ngạt, viêm phổi, áp xe phổi.

- Dầu xăng ở nồng độ trên 40.000 mg/m3 có thể bị tai biến cấp tính với các triệu chứng như tức ngực, chóng mặt, rối loạn giác quan, tâm thần, nhức đầu, buồn nôn, ở nồng độ trên 60.000 mg/m3 sẽ xuất hiện các cơn co giật, rối loạn tim và hô hấp, thậm chí gây tử vong.

- Người nhạy cảm xăng dầu: tác động trực tiếp lên da (ghẻ, ban đỏ, eczema, bệnh nốt dầu, ung thư da).

- Các hydrocacbon mạch thẳng như dung môi naphta; các hydrocacbon mạch vòng như cyclohexan; các hydrocacbon mạch vòng thơm như benzen, toluen, xylen; các dẫn xuất của hydrocacbon như cyclohexanol, butanol, axeton, etyl acetat, butyl acetat, metyletyl xeton (MEK) và các dẫn xuất halogen.

- Các hợp chất hữu cơ bay hơi (THC): Dưới ánh sáng mặt trời, các THC với NOx tạo thành ozon hoặc những chất oxy hóa mạnh khác. Các chất này có hại tới sức khỏe (rối loạn hô hấp, đau đầu, nhức mắt), gây hại cho cây cối và vật liệu.

1.8. TÁC HẠI CỦA FORMALDEHYDE

- Formaldehyde với nồng độ thấp kích thích da, mắt, đường hô hấp, ở liều cao có tác động toàn thân, gây ngủ.

- Nhiễm theo đường tiêu hoá với liều lượng cao hơn 200mg/ngày sẽ gây nôn, choáng váng.

- Người bị nhiễm độc mãn tính có tổn thương rất đặc trưng ở móng tay: móng tay màu nâu, mềm ra, dễ gẫy, viêm nhiễm ở xung quanh móng rồi mưng mủ.

- Nồng độ tối đa cho phép của hơi formaldehyde trong không khí là 0,012mg/m3 (TCVN 5938-1995), trong khí thải là 6 mg/m3.

- Tổ chức Y tế Thế giới: nồng độ giới hạn formandehyde là 100 mg/m3 trong không khí với thời gian trung bình 30phút.

II. TÁC HẠI CỦA Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ ĐỐI VỚI ĐỘNG THỰC VẬT

- Ô nhiễm không khí gây ảnh hưởng tai hại cho tất cả sinh vật.

- Thực vật rất nhạy cảm đối với ô nhiễm không khí.

- SO2, NO2, ozon, fluor, chì… gây hại trực tiếp cho thực vật khi đi vào khí khổng, làm hư hại hệ thống giảm thoát nước và giảm khả năng kháng bệnh.

- Ngăn cản sự quang hợp và tăng trưởng của thực vật; giảm sự hấp thu thức ăn, làm lá vàng và rụng sớm.

- Đa số cây ăn quả rất nhạy đối với HF. Khi tiếp xúc với nồng độ HF lớn hơn 0,002 mg/m3 thì lá cây bị cháy đốm, rụng lá.

- Mưa acid còn tác động gián tiếp lên thực vật và làm cây thiếu thức ăn như Ca và giết chết các vi sinh vật đất. Nó làm ion Al được giải phóng vào nước làm hại rễ cây (lông hút) và làm giảm hấp thu thức ăn và nước.

- Ðối với động vật, nhất là vật nuôi, thì fluor gây nhiều tai họa hơn cả. Chúng bị nhiễm độc do hít trực tiếp và qua chuỗi thức ăn.

III. TÁC HẠI CỦA Ô NHIỄM KHÍ THẢI ĐỐI VỚI TÀI SẢN

- Làm gỉ kim loại.

- Ăn mòn bêtông.

- Mài mòn, phân huỷ chất sõn trên bề mặt sản phẩm.

- Làm mất màu, hư hại tranh.

- Làm giảm độ bền dẻo, mất màu sợi vải.

- Giảm độ bền của giấy, cao su, thuộc da.


IV. TÁC HẠI CỦA Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ LÀM PHÚ DƯỠNG NGUỒN NƯỚC VÀ ĐẤT

4.1. KHÁI NIỆM

Phú dưỡng hóa xuất phát từ Hy lạp có nghĩa là “thừa dinh dưỡng”, dùng để mô tả hiện tượng các ao hồ, hồ chứa nước có bùng nổ và phát triển rong tảo, cuối cùng có thể dẫn đến suy giảm nghiêm trọng chất lượng môi trừơng nước. Hiện tượng phú dưỡng là hiện tượng đáng quan tâm nhất là đối với ao hồ, trong môi trường nước, làm cho rong tảo phát triển mạnh tạo nên ô nhiễm nguồn nước.

4.2. NGUYÊN NHÂN

Các chất oxít Nitơ (NO, N2O, NO5… viết tắt là NOx) xuất hiện trong khí quyển qua quá trình đốt nhiên liệu ở nhiệt độ cao. Trong khí quyển các oxit nitơ sẽ chuyển hóa thành nitrat rồi theo nước mưa xuống đất. Nitrat nằm trên mặt đất theo nước mưa xuống đất và theo nước mưa chảy tràn hay vào cống thóat nước để vào môi trường nước. Các chất tẩy rửa dùng trong sinh hoạt là nguồn cung cấp phospho chính cho nước thải. Hai chất nitơ và phospho thường là nguyên nhân chính trong việc gây ra hiện tượng phú dưỡng làm bùng nổ sự phát triển thực vật.

Phospho là 1 trong những nguồn dinh dưỡng cung cấp cho các thực vật dưới nước, gây ô nhiễm và góp phần thúc đẩy hiện tượng phú dưỡng ở các ao hồ làm rong tảo phát triển.Nước giàu chất dinh dưỡng là cho thực vật quang hợp và phát triển mạnh, sinh ra 1 lượng sinh khối lớn. Khi chúng chết đi thì tích tụ lại ở đáy hồ, phân hủy từng phần tiếp tục giải phóng các chất dinh dưỡng như CO2, phospho, nitơ, calci. Nếu hồ không sâu lắm, loài thực vật có rễ ở đáy bắt đầu phát triển làm tăng quá trình tích tụ các chất rắn, sau cùng đầm lầy được hình thành và phát triển thành rừng.

V. TÁC HẠI CỦA Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ ĐẾN TOÀN CẦU

- Mưa axit

- Hiệu ứng nhà kính

- Sự suy giảm ôzôn

- Biến đổi nhiệt độ

Baomoitruong.com


Các tin mới



Các tin khác



VIDEO

may-phan-tich-cacbon
sac-ky-khi
quang-pho-hap-thu-nguyen-tu
quang-pho-hap-thu-nguyen-tu
sac-ky-long-cao-ap-HPLC

 

TRUNG TÂM PHÂN TÍCH VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG - VIỆN MÔI TRƯỜNG NÔNG NGHIỆP 

 

CENTRE FOR ENVIRONMENTAL ANALYSIS AND TECHNOLOGY TRANSFER 

 

Phố Sa Đôi, Phường Phú Đô, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, Vietnam


Sa Doi street, Phu Do ward, Nam Tu Liem district, Hanoi, Vietnam


0243 789 2397 (Giờ hành chính)

                                                  0243 996 1661 (Tư vấn, hỗ trợ các dịch vụ và kỹ thuật 24/24)


Email: ceat@vietnamlab.org

Designed by Thiet ke website