Thủ tục văn bản

Thống kê

Lượt truy cập: 11813245
Trực tuyến: 20

Liên kết website

quan trắc môi trường 1
quan trắc môi trường 2
quan trắc môi trường 3
quan trắc môi trường 4
Số lượt xem: 5038
Gửi lúc 17:05' 06/05/2011
Tổng quan về tình hình nhập khẩu và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ở Việt Nam

Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trong nông nghiệp là một trong những biện pháp phòng trừ dịch hại cây trồng, đồng thời là biện pháp chủ đạo, quan trọng nhất, có tính quyết định trong việc đẩy lùi dịch hại trên cây trồng ở các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Thuốc BVTV được cấu thành bởi các hóa chất độc, hầu hết hoạt chất hay chất phụ gia trong mỗi loại thuốc BVTV đều là những chất độc hại với mức độ khác nhau nên sử dụng thuốc BVTV là chấp nhận rủi ro nếu không tuân thủ quy định. Việc sử dụng thuốc BVTV không đúng gây ảnh hưởng xấu đến con người, vật nuôi và môi trường.

Để phát huy mặt tích cực của thuốc BVTV và hạn chế những hậu quả do chúng gây ra, phải tăng cường quản lý trong đăng ký, kinh doanh, xuất nhập khẩu, bảo quản và tiêu hủy thuốc BVTV, bên cạnh đó cần tăng cường sử dụng hợp lý thuốc BVTV trong phạm vi cả nước.

Trong những năm qua, công tác quản lý thuốc BVTV đã có nhiều cố gắng và chuyển biến tích cực, đáp ứng được yêu cầu của sản xuất đề ra nhưng việc sử dụng thuốc BVTV và đặc biệt là thống kê, phát hiện, tiêu huy thuốc BVTV còn nhiều hạn chế, cần được cải thiện. Đe thực hiện yêu cầu này, Cục BVTV được Bộ NN&PTNT giao nhiệm vụ chỉ đạo thực hiện việc di dời, nâng cấp, cải tạo và áp dụng biện pháp xây dựng các hệ thống xử lý đối với 15 địa điểm gây ô nhiễm môi trường do thuốc BVTV theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg cua Thủ tướnệ Chính phủ về việc phê duyệt "Ke hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng". Tình hình sử dụng và nhập khẩu thuốc BVTV ở Việt Nam ' Cơ sở pháp lý trong quản lý thuốc BVTV

Những năm qua, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) về thuốc BVTV đa được xây dựng và hoàn thành trên cơ sở hướng dẫn của FAO, UNEP, WHO; hài hòa các nguyên tắc quản lý thuốc BVTV của các nước ASEAN; các Công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Các văn bản QPPL quy định việc quản lý thuốc BVTV ở Việt Nam hiện nay bao gồm: Pháp lệnh Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật năm 2001; Điều lệ Quản lý thuốc BVTV (ban hành kèm theo Nghị định số 58/2002/NĐ-CP ngay 3/6/2002) của Chính phủ; Thông tư số 38/2010/TT-BNNPTNT về Quản lý thuốc BVTV quy định: từ đăng ký, xuất nhập khấu, sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói, ghi nhãn, sử dụng, vận chuyển, bảo quản, quảng cáo, khảo nghiệm, kiểm định chất lượng và dư lượng thuốc BVTV; Thông tư so 77/2009/TT-BKNPTNT quy định về kiểm tra nhà nước chất lượng thuốc BỴTV nhập khẩu; Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng, hạn chế sử dụng và cấm sử dụng ở Việt Nam của Bộ NN& PTNT ban hành hàng năm; Các Quy chuẩn kỹ thuật, Tiêu chuẩn Việt Nam, Tiêu chuân chát lượng thuốc B VTV về cửa hàng buôn bán thuốc BVTV, quy tình kiểm tra sử

dụng thuốc BVTV trên cây trồng

và các văn bản hướng dẫn khác của

CụcBVTV

Đăng ký thuốc B VTV

Thuốc BVTV là hàng hóa đặc thù, hạn chế kinh doanh, kinh doanh với điều kiện chỉ được phép nhập khẩu, sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói buôn bán, sử dụng khi được đăng ký tại Việt Nam. Cục BVTV là Cơ quan đăng ký thuốc BVTV tại Việt Nam.

Đăng ký thuốc BVTV vào Danh mục sử dụng được quản lý chặt chẽ, các tiêu chí để đăng kỷ được duy trì và bổ sung với mục đích hạn chế và loại bỏ những sản phẩm có độ độc cao, tồn dư lâu trong môi trường, nâng cao độ an toàn của các loại thuốc BVTV được sử dụng, trong đó: Không cho đăng ký thuốc BVTV thuộc phụ lục IU của Công ước Rotterdam, thuốc thành phẩm có độ độc cấp tính nhóm ì hoặc thuốc thành phẩm có độ độc cấp tính nhóm li nhưng có hoạt chất thuộc nhóm độc ì (theo phân loại của WHO); Không cho đăng ký thuốc trong danh mục thuốc BVTV cấm sử dụng, thuốc trong danh mục thuốc BVTV hạn chế sử dụng ở Việt Nam để trừ dịch hại trên đồng ruộng, thuốc chứa hoạt chất methyl bromide và loại khỏi danh mục những thuốc BVTV có hoạt chất độc cấp tính nhóm ì, thành phẩm độc cấp tính nhóm li những hoạt chất độc cấp tính nhóm ì.

Hàng năm, Bộ NN&PTNT đã ban hành Thông tư Danh mục thuốc BVTV. Đen nay, Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng, hạn chế sử dụng và cấm sử dụng ở Việt Nam bao gồm:

Danh mục thuốc BVTV sử dụng ở Việt Nam: Với 800 hoạt chất, 2.700 tên thương mại bao gồm: thuốc trừ sâu 437 hoạt chất (1.196 tên thương phẩm) ; thuốc trừ bệnh 304 hoạt chất (828 tên thương phẩm); thuốc trừ cỏ 160 hoạt chất (474 tên thương phẩm); thuốc trừ chuột 11 hoạt chất (17 tên thương phẩm); thuốc điều hòa sinh trưởng 49 hoạt chất (118 tên thương phẩm)...

Danh mục thuốc B VTV hạn chế sử dụng: Thuốc trừ sâu 5 hoạt chất (10 tên thương phẩm); thuốc trừ chuột: Ì hoạt chất (3 tên thương phẩm); thuốc bảo quản lâm sản 4 hoạt chất (4 tên thương phẩm); thuốc khử trùng kho 3 hoạt chất (9 tên thương phẩm - POP).

Danh mục thuốc BVTV cấm sử dụng: Thuốc trừ sâu, thuốc bảo quản lâm sản 21 hoạt chất; thuốc trừ bệnh 6 hoạt chất; thuốc trừ chuột Ì hoạt chất; thuốc trừ cỏ Ì hoạt chất.

Sử dụng thuốc B VTV

Nguyên tắc chung: Chỉ được sử dụng thuốc B VTV trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng hoặc danh mục hạn chế sử dụng do Bộ NN&PTNT ban hành.

Nghiêm cấm sử dụng các loại thuốc BVTV trong danh mục thuốc BVTV cấm sử dụng ở Việt Nam; các loại thuốc ngoài đanh mục được phép sử dụng, ngoài danh mục hạn chế sử dụng; các loại thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ; các loại thuốc không có nhãn hoặc có nhãn chỉ ghi bằng tiếng nước ngoài.

Sử dụng thuốc BVTV đúng với hướng dẫn đã được ghi trên nhãn thuốc.

Sử dụng thuốc BVTV phải đảm bảo nguyên tắc 4 đúng (đúng thuốc, đúng lúc, đúng liều lượng và nồng độ, đúng cách) và phải tuân thủ thời gian cách ly đã được ghi trên nhãn.

Người sử dụng thuốc BVTV phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi sau:

Sử dụng thuốc tùy tiện, không đúng kỹ thuật được khuyến cáo, không đảm bảo thời gian cách ly, để lại dư lượng thuốc BVTV trong nông sản vượt mức cho phép.

Sử dụng thuốc cấm, sử dụng thuốc ngoài danh mục, sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc, xuấtxứ.

Vứt bỏ bao gói đã đựng thuốc, đổ thuốc, nước thuốc bừa bãi gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người, vật nuôi, môi sinh và môi trường.

Nếu sử dụng thuốc BVTV gây thiệt hại về vật chất cho người khạc thì phải bồi thường.

Chính quyền cấp xã, phường chịu trách nhiệm quản lý việc buôn bán, sử dụng thuốc BVTV tại địa phương; phối hợp với cơ quan chuyên môn về bảo vệ và kiếm dịch thực vật tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn việc sử dụng thuốc BVTV hiệu quả và xử lý các hành vi vi phạm.

Sản xuất, kinh doanh thuốc B VTV

Hiện nay, cả nước có 93 nhà máy, cơ sở sản xuất, ẹia công, sang chai, đóng gói thuốc BVTV và 28.750 đại lý, cửa hàng kinh doanh buôn bán thuốc BVTV.

Theo kết quả thanh tra, kiểm ưa sản xuất, kinh doanh thuốc BVTV (2007 - 2010) cho thấy : số cơ sở, cửa hàng, đại lý được thanh tra, kiểm tra phát hiện có vi phạm chiếm khoảng 14 - 16 % (tổng số đơn vị thanh kiểm tra trung bình 14.000/năm), trong đó: Buôn bán thuốc cấm: 0,19 - 0,013 %; Buôn bán thuốc ngoài danh mục: 0,85 -0,72% ; Buôn bán thuốc giả: 0,04 -0,2%; vi phạm về ghi nhãn hàriẸ hóa: 3,12- 2,44 % và vi phạm vê điều kiện buôn bán: 14,4-16,46%. Lấy mẫu kiểm tra chất lượng thuốc BVTV tại các cơ sở sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói và lưu thông hàng năm cho thấy: tỷ lệ mẫu không đạt chất lượng là 3 -10,2% số mẫu kiểm tra. Thực trạng sử dụng thuốc B VTV

Theo số liệu kiểm tra từ năm 2007 - 2009, tỷ lệ số hộ vi phạm: 35 -17,8 %, trong đó: không đảm bảo thời gian cách ly: 2,0 - 8,43%; không đúng nồng độ và liều lượng: 10,24 - 14,34 %; sử dụng ttiuoc cấm: 0,19 - 0,0 % ; thuốc ngoài danh mục: 2,17 -0,52 %.

Các số liệu kiểm tra cho thấy, mặc dù việc sử dụng thuốc BVTV có nhiều tiến bộ, trình độ nhận thức của nông dân được tăng lên nhưng vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục như: vẫn còn sử dụng thuốc BVTV cấm, thuốc BVTV ngoài danh mục; Tăng liều lượng sử dụng so với khuyến cáo; Hồn hợp nhiều loại thuốc trong một lần phun; Chưa đảm bảo đúng thời gian cách ly của thuốc BVTV khi sử dụng; Phun thuôc định kỳ theo tập quán, tỷ lệ hộ nông dân phun thuốc theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật còn rất thấp; vỏ bao bì thuốc BVTV sau khi sử dụng chưa được thu gom, vứt bừa bãi trên đồng ruộng

Dư lượng thuốc B VTV

Hàng năm, Cục B VTV và Chi cục BVTV lấy mẫu rau tại các vùng sản xuất và trên thị trường để kiểm tra về dư lượng thuốc BVTV. Kết quả kiểm tra tò năm 2006 đến nay cho thấy, tỷ lệ mẫu có dư lượng vượt quá mức dư lượng tối đa cho phép vẫn ở mức cao (8,53%) số mẫu kiếm tra. Nguyên nhân chính dẫn đến dư lượng thuốc BVTV trên rau do: Sừ dụng thuốc BVTV không đúng nồng độ và liều lượng; không tuân thủ đúng thời gian cách ly; Sử dụng thuốc BVTV không có trong danh mục thuốc BVTV sử dụng trên rau. Nhập khẩu thuốc B VTV Nguyên tắc: Đối với thuốc và nguyên liệu (thuốc kỷ thuật) thuốc BVTV trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam do Bọ NN&PTNT ban hành, khi nhập khẩu chỉ phải làm thủ tục tại cơ quan Hải quan.

Đối với các loại thuốc và nguyên liệu (thuốc kỳ thuật) thuốc BVTV trong danh mục; thuốc BVTV hạn chế sử dụng ở Việt Nam do Bộ NN&PTNT ban hành; thuốc BVTV chưa có trong danh mục được phép sử dụng ở Việt Nam nhập khẩu để nghiên cứu, thử nghiệm, để sử dụng trong các dự án của nước ngoài tại Việt Nam, đê sử dụng trong các trường hợp đặc thù khác hoặc để tái xuất theo hợp đồng đã ký với nước ngoài phải được Cục BVTV cấp phép nhập khẩu.

Cấm nhập khẩu các loại thuốc và nguyên liệu thuốc BVTV trong danh mục thuốc BVTV cấm sử dụng ở Việt Nam, trừ trường họp là chất chuẩn để phục vụ công tác kiểm tra dư lượng và thuốc BVTV nhập lậu phải được Cục B VTV cấp phép nhập khẩu.

Cục BVTV phân bổ lượng methyl bromide nhập khẩu trong năm trước ngày 30/1 của năm tiếp theo căn cứ vào đăng ký, quy mô hoạt động của các tổ chức hành nghề xông hơi khử trùng và lộ trình loại trừ dần methyl bromide (non-

QPS) mà Việt Nam đã ký kết với quốc tế.

Tất cả thuốc thành phẩm và nguyên liệu thuốc BVTV nhập khẩu vào Việt Nam đều phải kiểm tra nhà nước về chất lượng trước khi sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói, lưu thông và sử dụng. Kiểm tra nhà nước về chất lượng thuốc BVTV khi nhập khẩu vào Việt Nam thực hiện theo Thông tư số 77/2009/TT-BNNPTNT quỵ định về kiểm tra nhà nước chất lượng thuốc BVTV nhập khẩu.

Thực trạng nhập khẩu thuốc B VTV

Hầu hết các thuốc BVTV sử dụng ở Việt Nam đều phải nhập khẩu tò nước ngoài. Hàng năm, Việt Nam nhập khẩu trên 70.000 tấn thành phẩm với trị giá 210 - 500 triệu USD. Trên 90% thuốc BVTV được nhập khẩu từ Trung Quốc.

Theo số liệu thống kê, hàng năm, có tò 0,2 - 0,5 % lô thuốc BVTV nhập khẩu không đạt chất lượng theo quy định. Một số kết quả đạt được trong việc xử lý triệt để các điểm ô nhiễm tồn lưu hóa chất BVTV Hoàn thành việc thực hiện Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg

Cục BVTV đã chỉ đạo thực hiện hoàn thành việc di dời, nâng cấp, cải tạo và áp dụng các biện pháp xây dựng hệ thống xử lý đối với 15 địa điểm gây ô nhiễm môi trường do thuốc BVTV theo Quyết định số 64 phê duyệt kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đối với thuốc BVTV (2003 - 2007). Thực hiện điều tra thuốc, bao bì thuốc BVTV cần tiêu hủy ở địa phương đề xuất nguồn kinh phí tiêu hủy

Kết quả điều tra năm 2009 của Chi cục BVTV các tỉnh, thành phố trong cả nước cho thấy, lượng thuốc BVTV cần tiêu hủy: 69.237,236 kg và 43.574,179 lít thuốc BVTV; Lượng bao bì cần tiêu hủy: 69.640,282 kg. Kinh phí thực hiện là 63 tỷ đồng, bao gồm: 56 tỷ 405 triệu đồng để tiêu hủy thuốc BVTV (50 triệu đồng/tấn) và 6,964 tỷ đồng dùng tiêu hủy bao bì thuốc BVTV (10 triệu đồng/tấn). Trong đó, nguồn kinh phí tiêu huy thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn so 7838/VPCP^ KTN của Văn phòng Chính phủ về tiêu hủy thuốc BVTV tồn đọng, cần tiêu hủy như sau:

Kinh phí tiêu hủy thuốc, bao bì thuốc BVTV tồn đọng cần tiêu hủy của các doanh nghiệp, hộ kinh doaah thì các doanh nghiệp, hộ kin-1 doanh chủ động bố trí để tiêu hủy. Chi phí tiêu hủy được tính vào chi phí hợp lý loại trừ khi xác định thu nhập chịu thuế;

Kinh phí tiêu hủy thuốc, bao bì thuốc BVTV của các đơn vị sự nghiệp, cơ quan nhà nước thuộc địa phương quản lý hoặc không rõ nguồn gốc, thì ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc TW lập phương án xử lý cụ thể, chủ động bố trí từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường của ngân sách địa phương để thực hiện;

Kinh phí tiêu hủy thuốc, bao bì thuốc BVTV của các đơn vị sự nghiệp, cơ quan nhà nước thuộc Bộ NN&PTNT quản lý thì Bọ NN&PTNT có trách nhiệm sử dụng dự toán ngân sách của Bộ để thực hiện.

Một số giải pháp phòng ngừa ô nhiễm môi trường do hóa chất BVTVtồnlưu

hứ nhất, tiếp tục rà soát sửa đổi, bổ sung kịp thời các quy định về quản lý thuốc BVTV, xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, các văn bản liên quan đến quản lý kinh doanh, sử dụng thuốc BVTV, đặc biệt là các quy định về thu gom, tiêu huy thuốc, bao bì thuốc B VTV sau khi sử dụng.

- Thứ hai, nâng cao vai trò, trách nhiệm, nhận thức của các cấp chính quyền địa phương, đặc biệt cấp xã trong công tác quản lý hoạt động buôn bán, sử dụng, thu gom, tiêu huy thuốc, bao bì thuốc BVTV sau khi sử dụng.

Thứ ba, tăng cường công tác tập huấn cho cán bộ quản lý cơ sở, cán bộ kỹ thuật và người nông dân về sử dụng, thu gom để tiêu huy thuốc, bao bì thuốc BVTV sau khi sử dụng. Xây dựng, nhân rộng mô hình về thu gom để tiêu huy thuốc, bao bì thuốc BVTV sau khi sử dụng.

Th ứ tư, tăng cường phối hợp giữa các ngành chức năng để kiểm soát, ngăn chặn các loại thuốc BVTV nhập lậu qua đường biên giới.

Thứ năm, thực hiện Quyết định số  1946/QĐ-TTg ngày 21/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch xử lý, phòng ngừa ô nhiễm môi trường do hóa chất BVTV tồn lưu trên phạm vi cả nước của Bộ NN&PTNT: Tiến hành điều tra, thống kê các loại thuốc, bao bì thuốc BVTV tồn lưu cần tiêu huy, các kho lưu chứa thuốc BVTV không đạt tiêu chuẩn cần xử lý của các đơn vị sự nghiệp, cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ và tiến hành lập dự án để thu gom, xử lý, tiêu huy toàn bộ các loại bao bì, thuốc BVTV tồn lưu cần tiêu huy và xử lý các kho lưu chứa thuốc BVTV không đạt tiêu chuẩn chất lượng (2011-2012).

Đồng thời, phối hợp với Bộ TN&MT, UBND các tỉnh/TP hàng năm tiến hành điều tra, xác định mức độ ô nhiễm môi trường của các điểm lưu chứa thuốc BVTV tồn lưu. Tiến hành khảo sát, làm việc với UBND các tỉnh/TP để chọn địa điểm lập dự án xây dựng và quản lý các kho lưu chứa thuốc BVTV nhập lậu, ngoài Danh mục, không rõ nguồn gốc xuất xứ, cấm sử dụng và hết hạn sử dụng tại một số tỉnh/TP(2011-2013).

Vương Trường Giang

Bùi Sĩ Doanh

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

TCMT 05/2011


Các tin mới



Các tin khác

    Không có tin nào!


VIDEO

may-phan-tich-cacbon
sac-ky-khi
quang-pho-hap-thu-nguyen-tu
quang-pho-hap-thu-nguyen-tu
sac-ky-long-cao-ap-HPLC

 

TRUNG TÂM PHÂN TÍCH VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG - VIỆN MÔI TRƯỜNG NÔNG NGHIỆP 

 

CENTRE FOR ENVIRONMENTAL ANALYSIS AND TECHNOLOGY TRANSFER 

 

Phố Sa Đôi, Phường Phú Đô, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, Vietnam


Sa Doi street, Phu Do ward, Nam Tu Liem district, Hanoi, Vietnam


0243 789 2397 (Giờ hành chính)

                                                  0243 996 1661 (Tư vấn, hỗ trợ các dịch vụ và kỹ thuật 24/24)


Email: ceat@vietnamlab.org

Designed by Thiet ke website