Thủ tục văn bản

Thống kê

Lượt truy cập: 11818027
Trực tuyến: 26

Liên kết website

quan trắc môi trường 1
quan trắc môi trường 2
quan trắc môi trường 3
quan trắc môi trường 4
Số lượt xem: 4155
Gửi lúc 13:10' 02/05/2013
Biến đổi khí hậu đe dọa sản lượng nông nghiệp toàn cầu
Theo các đánh giá của Uno, hiện tại có 1 tỷ người thiếu ăn.Liệu thức ăn được sản xuất ra có đủ để nuôi 9 tỷ người trong tương lai không? Biến đổi khí hậu đang đe dọa việc cung ứng thức ăn cho tầng lớp người nghèo.
Đây chính là câu hỏi trọng tâm trong 2 cuộc hội nghị mới đây ở Dublin (Ireland): Liệu đất và nước trên thế giới này còn có khả năng nuôi sống 9 tỷ người hay không?
Đến năm 2050 dân số thế giới sẽ nhiều hơn hiện tại 2 tỷ người mà theo dự tính của Uno (Chương trình lương thực thế giới), sự tăng trưởng dân số lại chủ yếu xảy ra ở các nước đang phát triển. Riêng ở châu Phi, dân số từ 1 tỷ sẽ lên tới 3,7 tỷ; tăng gấp 3 lần theo tính toán. Các nhà khoa học dự hội nghị đã gióng lên tiếng chuông báo động về an ninh lương thực.
Bối cảnh hạn hán đã nhìn thấy trước: Hàng triệu người ở châu Phi và châu Á sẽ nghèo đi bởi giá lương thực đến năm 2050 sẽ tăng gấp đôi. Nguyên nhân gây ra sự đe dọa ngày càng lớn này là sự biến đổi khí hậu. Sự nóng lên của trái đất sẽ dẫn tới sự thái quá trung hạn về nhiệt độ, lũ lụt và hạn hán-  gây ảnh hưởng lớn tới sản lượng lương thực.
Hậu quả: Con người sẽ gặp nạn đói nhiều hơn là họ đã gặp (đặc biệt là ở châu Phi). Hiện tại, theo
 
 
Uno, có khoảng 1 tỷ người thiếu dinh dưỡng, và con số này càng tăng nhanh, trước tiên là ở các nước đang phát triển.
 
Năm 2011, một chuyên khảo ở Mỹ cho thấy rằng: Mặc dù sản lượng lúa mỳ, ngô, gạo và đậu tương giai đoạn 1980-2008 tăng cao, tuy vậy vẫn thấp hơn nếu giả sử không có sự nóng lên của trái đất. Andy Jarvis- nhà khoa học thuộc nhóm tư vấn nghiên cứu nông nghiệp CGIAR đã cảnh báo từ trước: “nếu nhiệt độ thay đổi đạt 2 độ C thì sẽ gây tai họa cho ngành nông nghiệp toàn cầu và có ảnh hưởng nặng nề đến nỗi, không chắc xã hội còn được cung cấp đủ thức ăn“.
 
Ngay trong các nước công nghiệp, ngành nông nghiệp cũng phải chuẩn bị tốt cho tình huống khí hậu thái quá và mất mùa. Mới đây một ủy ban gồm 60 nhà khoa học theo đơn đặt hàng của bộ thương mại Mỹ đã cho ra một đánh giá dài 400 trang về bối cảnh lương thực xảy ra trong tương lai gần.
 
Nội trong 3 thập kỷ sắp đến, Mỹ ( hiện tại cung cấp ngô, đỗ tương chiếm 40% sản lượng thế giới), phải tính đến sự thất thu lớn do hạn hán, bão và những thiên tai khác. Mới năm ngoái đây, nạn hạn hán lịch sử ở Mỹ đã góp phần gây ra khủng hoảng lương thực toàn cầu. Bên cạnh Mỹ, nông nghiệp ở Nga, Ukraine, Canada và Australia cũng phải đối mặt với những sự thất thu nghiêm trọng như vậy.
 
Jose’ Graziano da Silvia, nhà lãnh đạo tổ chức Lương thực Thế giới của Liên hợp quốc  (FAO) cho rằng: „Với công nghệ ứng dụng ngày nay có thể nuôi đủ 10 tỷ người“. Tuy nhiên tỷ lệ ứng dụng cao nhất công nghệ hiện đại mới đạt 20%, như ứng dụng giống tốt hơn. Nếu con người biết tận dụng tất cả các khả năng thì trong tương lai còn có thể nuôi đủ 13 tỷ người. Đầu tiên người ta phải phát triển các phương pháp thân thiện với môi trường và triệt để tiết kiệm. „Hiện nay 1/3 số lượng sản phẩm bị mất hoặc bị vứt bỏ, tương đương khoảng 1,3 tỷ tấn thức ăn trong một năm, đó là một sự lãng phí khổng lồ“.
 
„Thế giới không còn nhiều thời gian“. Jose’ Graziano da Silvia hối thúc: „Chúng ta phải hành động gấp, để bảo vệ những dân nghèo trên thế giới“./.
Theo vov.vn

Các tin mới



Các tin khác



VIDEO

may-phan-tich-cacbon
sac-ky-khi
quang-pho-hap-thu-nguyen-tu
quang-pho-hap-thu-nguyen-tu
sac-ky-long-cao-ap-HPLC

 

TRUNG TÂM PHÂN TÍCH VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG - VIỆN MÔI TRƯỜNG NÔNG NGHIỆP 

 

CENTRE FOR ENVIRONMENTAL ANALYSIS AND TECHNOLOGY TRANSFER 

 

Phố Sa Đôi, Phường Phú Đô, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, Vietnam


Sa Doi street, Phu Do ward, Nam Tu Liem district, Hanoi, Vietnam


0243 789 2397 (Giờ hành chính)

                                                  0243 996 1661 (Tư vấn, hỗ trợ các dịch vụ và kỹ thuật 24/24)


Email: ceat@vietnamlab.org

Designed by Thiet ke website