Việt Nam
là một trong những quốc gia nhập khẩu và sử dụng nhiều hóa chất bảo vệ thực vật
(BVTV) để phục vụ phát triển nông nghiệp. Việc sử dụng hóa chất BVTV cũng đã
đem lại những thành công nhất định trong việc diệt trừ sâu bệnh, bảo vệ mùa
màng và phát triển nông nghiệp. Nhưng hệ quả của việc sử dụng quá nhiều hóa chất
BVTV cũng đã gây ra những tác động không nhỏ đến sức khỏe con người và suy
thoái môi trường, đặc biệt là các hóa chất BVTV chứa các gốc hữu cơ Clo khó
phân hủy (POP) tồn lưu từ thời kỳ trước đây
Nhằm ngăn ngừa, xử lý ô nhiễm môi trường do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Kế hoạch xử lý, phòng ngừa ô nhiễm môi trường do hóa chất BVTV tồn lưu trên phạm vi cả nước tại Quyết định số 1946/QĐ-TTg ngày 21 tháng 10 năm 2010 và giao cho Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, triển khai. Để giúp Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trong công tác quản lý các khu vực ô nhiễm môi trường do hóa chất BVTV tồn lưu một cách hiệu quả, Qũy Môi trường toàn cầu thông qua UNDP đã hỗ trợ Bộ Tài nguyên và Môi trường triển khai Dự án “Tăng cường năng lực nhằm loại bỏ hóa chất BVTV tồn lưu tại Việt Nam” và thông qua đó xây dựng “Hướng dẫn quản lý môi trường tại các khu vực bị ô nhiễm do hóa chất BVTV tồn lưu"
Các quyển hướng dẫn này được xây dựng dựa trên những tài liệu hướng dẫn và kiến thức của các chuyên gia quốc tế trong lĩnh vực quản lý, xử lý ô nhiễm do hóa chất BVTV và đồng thời cũng đã được bổ sung, chỉnh sửa và biên tập lại dựa trên những văn bản quy định pháp luật của Việt Nam có liên quan và kinh nghiệm thực tiễn của các tác giả trong quá trình quản lý, xử lý ô nhiễm môi trường tại Thái Nguyên, Nghệ An, Hà Tĩnh…Bộ hướng dẫn được xây dựng dành cho những cán bộ làm công tác chuyên môn trong lĩnh vực quản lý, điều tra, quan trắc và xử lý ô nhiễm môi trường do hóa chất BVTV và những người đã nắm vững những kiến thức cơ bản về môi trường.
Bộ Tài nguyên và Môi trường mong muốn Hướng dẫn này sẽ trở thành một
cẩm nang giúp cho các đơn vị, cá nhân liên quan quản lý hiệu quả các điểm ô nhiễm
môi trường do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu trên phạm vi cả nước
NỘI DUNG TẬP HUẤN
Thời gian: 4 ngày
NỘI
DUNG |
NGƯỜI
CHỊU TRÁCH NHIỆM |
Ngày 1 |
|
Tổng kết các nội dung và kết quả của các
khóa tập huấn đã triển khai và Giới thiệu chung về bộ hướng dẫn kỹ thuật và
chương trình tập huấn |
Hoàng
Thành Vĩnh |
Hướng dẫn thực hiện Giai đoạn 1 - Điều tra sơ bộ khu vực
ô nhiễm 1. Tổng quan các bước
thực hiện giai đoạn 1 2. Xây dựng mô hình
giả thiết sơ bộ |
Đào Nhật Đình Boudewijn Fokke
|
3.
Đánh giá rủi ro sơ bộ |
Đỗ
Thanh Bái |
Bài tập - Lập mô hình giả
thiết (Hòn Trơ) -
Đánh giá rủi ro sơ bộ |
Boudewijn Fokke- Tư
vấn quốc tế Toàn thể học viên |
Trình
bày và nhận xét kết quả điều tra sơ bộ (2 groups on CSM, risk assessment) |
Boudewijn
Fokke và CECS |
Hướng dẫn thực hiện Giai đoạn 2 - Điều tra chi tiết khu
vực Tổng quan các bước thực hiện giai đoạn 2 |
Đào
Nhật Đình |
Lập
kế hoạch khảo sát hiện trường |
Trần Quốc Việt, Viện MTNN |
Bài tập - Phân tích thông
tin còn thiếu -
Lập chương trình lấy mẫu |
Boudewijn Fokke Nguyễn Quang Thành Toàn
thể học viên |
Nộp bài tập và nghỉ
kết thúc ngày 1 |
Toàn thể học viên |
Ngày 2 |
|
Trình diễn các kỹ
thuật lấy mẫu hiện trường |
Trần Quốc Việt- Viện
MTNN |
Bài tập (tiếp theo) - Cập nhật mô hình
giả thiết - Đánh giá rủi ro
chi tiết |
Nguyễn Quang Thành Boudewijn Fokke Toàn thể học viên |
Trình bày và nhận
xét kết quả |
Boudewijn Fokke |
Tổng kết Giai đoạn
1 và 2 |
Đào Nhật Đình |
Hướng dẫn thực hiện Giai đoạn 3 – Lập kế hoạch xử lý, cải
tạo phục hồi môi trường 1. Tổng quan các bước
thực hiện giai đoạn 3 2. Các biện pháp kỹ
thuật cho từng đối tượng |
Nguyễn Quang Thành Boudewijn Fokke |
3. Phác thảo ý tưởng
và lựa chọn phương án tối ưu |
Đỗ Thanh Bái -CECS |
Bài tập - Ước lượng khối lượng - Xác định các
phương án giảm rủi ro - Lựa chọn phương
án |
Boudewijn Fokke Toàn thể học viên |
Ngày 3 |
|
Lập, trình và phê
duyệt dự án xử lý ô nhiễm |
Boudewijn Fokke |
1. Lập kế hoạch xử
lý và phục hồi môi trường (Sao Tome example) |
Hồ Kiên Trung- Phó
Cục trưởng Cục QLCT&CTMT |
2. Tổng quan các bước
thực hiện giai đoạn 4 |
Đào Nhật Đình |
3. Phân vùng trong thi công Bài tập và trình bày - Thực hiện phân vùng |
Nguyễn Quang Thành Đào Nhật Đình Toàn thể học viên |
Phân tích rủi ro theo công việc (TBRA) Tổng quan các bước thực hiện giai đoạn 5 |
Đỗ
Thanh Bái CECS Đào
Nhật Đình |
Tổng kết và đánh
giá Khóa tập huấn |
Hồ Kiên Trung, Sở
TNMT |
Ngày 4 |
|
Thăm khu vực xử lý |
|
Địa điểm: Nghệ An
và Quảng Bình |
|
Một số hình ảnh của hoạt động tập huấn