Theo Tiến sĩ Nguyễn Đăng Nghĩa, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu đất, phân bón và môi trường phía Nam, sản xuất rau theo phương pháp truyền thống làm cho rau ăn lá dễ bị nhiễm một số độc chất như chất độc sinh học (vi khuẩn, nấm, virus, kí sinh trùng) và hóa chất (dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng, hàm lượng nitrate)…Chính vì vậy, việc sản xuất rau theo tiêu chuẩnVietGAP là một đòi hỏi tất yếu.
An toàn cho người tiêu dùng và cả người sản xuất
Ông Nguyễn Công Thừa, Chủ nhiệm Hợp tác xã Dịch vụ Nông nghiệp
tổng hợp Anh Đào, Đà Lạt, Lâm Đồng chia sẻ: Trước kia các hộ nông dân trong hợp
tác xã trồng rau theo hướng nhỏ lẻ, manh mún, mạnh ai nấy làm. Công tác bảo quản
sau thu hoạch không được quan tâm, dẫn đến hiệu quả
kinh tế thấp, không có điều kiện mở rộng sản xuất
và làm giàu. Thế nhưng, từ khi hợp tác xã tham gia thực hiện chương trình
khuyến nông, chuyển giao công nghệ trồng rau của ngành Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn theo hướng công nghệ cao và chương
trình bảo quản nông sản sau thu hoạch của ngành khoa học, công nghệ, Hợp tác xã
có 187 ha rau trong nhà kính, và nhà lưới, được áp dụng cơ giới hóa, ứng dụng
công nghệ màng phủ nông nghiệp, áp dụng phương pháp IPM, kỹ thuật tưới tiêu bằng
các hệ thống tưới hiện đại như tưới phun mưa, tưới nhỏ giọt. Sản phẩm sau thu
hoạch về đến kho sẽ được bảo quản trong phòng lạnh, vận chuyển tiêu thụ bằng xe
chuyên dùng, nhờ vậy giảm thiểu sự hao hụt, đảm bảo được chất lượng và giá trị
hàng hóa. Các xã viên tuân thủ theo quy trình kỹ thuật nghiêm ngặt khi canh tác,
không được để các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng rau, đặc biệt dư lượng thuốc
bảo vệ thực vật không được quá giới hạn cho phép. Hợp tác xã tập trung vào trồng
các loại rau đặc trưng ở Đà Lạt, đạt tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, thâm nhập
vào các hệ thống siêu thị trong nước. Các xã viên trong hợp tác xã liên tục cập
nhật, học hỏi các kỹ thuật canh tác mới nên mỗi xã viên vừa là những nhà nông
giàu kinh nghiệm vừa tiếp cận, cập nhật nhanh chóng kiến thức khoa học và công
nghệ bắt kịp đòi hỏi của thị trường và họ đã thành công.
Ảnh minh họa
Năm 2012, Hợp tác xã sản xuất
và tiêu thụ 27.000 tấn rau các loại với tổng doanh thu 137 tỷ đồng. Các sản
phẩm rau mang thương hiệu Anh Đào cung cấp 100% cho siêu thị Coop Mart. Hợp tác
xã cũng đầu tư 27 tỷ đồng có hoàn lại không tính lãi, hướng dẫn kỹ thuật canh
tác cho 73/180 lao động là đồng bào dân tộc thiểu số gốc Tây Nguyên tại huyện
Lạc Dương trồng 87 ha rau sạch theo hướng công nghệ cao. Tại địa bàn Tp.Hồ Chí
Minh, có 182 tổ chức và cá nhân sản xuất
rau được chứng nhận VietGAP. Trong đó phải kể đến những hợp tác xã sản xuất
đạt hiệu quả
cao và đời sống vật chất tinh thần của xã viên càng được cải thiện như Hợp
tác xã Phước An ( huyện Bình Chánh), Hợp tác xã Ngã Ba Giòng ( huyện Hóc Môn),
Hợp tác xã Nhuận Đức, Hợp tác xã Thỏ Việt; Liên tổ rau Tân Phú Trung ( huyện Củ
Chi) và nhiều nông hộ khác.
Chị Nguyễn Thị Ánh Ngọc, Chủ nhiệm Hợp
tác xã Thỏ Việt, một trong những Hợp tác xã "sinh sau đẻ muộn" so với các Hợp
tác xã khác cho biết, đến năm 2009, Hợp tác xã mới bắt đầu trồng rau theo tiêu
chuẩn VietGAP. Năm 2010, Hợp tác xã được chứng nhận VietGAP. Lúc mới bắt tay vào
làm VietGAP, Hợp tác xã gặp nhiều khó khăn vì nông dân trình độ có hạn, nhiều hộ
không làm được nên muốn rời khỏi Hợp tâc xã. Hợp tác xã đã chuyển từ vận động
người dân trồng rau theo tiêu chuẩn VietGAP sang "cầm tay chỉ việc", hướng dẫn
cụ thể cho từng xã viên và nhờ Trung tâm tư vấn nông nghiệp hỗ trợ kĩ sư đến
nhà, đến ruộng rau của nông dân giám sát, hướng dẫn hoạt động sản xuất của xã
viên. Từ đó, nông dân đã sản xuất
theo đúng quy trình, tiêu chuẩn VietGAP đề ra. Hợp tác xã cũng mở rộng hợp
tác với nhiều hộ nông dân bên ngoài để nguồn rau dồi dào và đa dạng.
Bên cạnh đó, Hợp tác xã Thỏ Việt còn đặt hàng các Viện nghiên cứu
để sản xuất
các giống rau riêng như dền lai ngọt có nhiều chất sắt hơn, bắp non vàng vừa
ngọt vừa thơm hơn, rau muống ngọt và dòn hơn rau muống cùng loại,…Những loại rau
này được bán với giá cao hơn rau
thường 30% vì phải áp dụng yêu cầu kỹ thuật và chi phí đầu tư cao, thời gian thu
hoạch cũng lâu hơn so với trồng rau truyền thống. Hiện nay, các sản phẩm rau của
Thỏ Việt đã được chào bán tại tất cả các siêu thị với số lượng bình quân 60
tấn/tháng. Mặt khác, Hợp tác xã luôn theo phương châm giảm chi phí sản xuất,
giảm giá bán sản phẩm, tăng lượng tiêu thụ phục vụ người tiêu dùng. Hợp tác xã
đang hình thành vùng nguyên liệu tập trung để ngày càng nâng cao khả năng
kiểm soát việc bón phân phun thuốc, hạn chế việc sử dụng phân, thuốc để đem lại
sản phẩm sạch, tạo ra nguồn nguyên liệu đảm bảo cung cho thị trường cả về lượng
và về chất. Sản phẩm của Hợp tác xã tiêu thụ chủ yếu là các hệ thống siêu thị
trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh như Coop Mart, Big C, Maximark, Giant,
Vinatext, Citimaxt, Văn Lang, Queenland,… các chợ truyền thống lớn trên địa bàn
như Chợ Văn Thánh, Thị Nghè, Nguyễn Tri Phương. Hợp tác xã cũng mạnh dạn nhận
các đơn hàng xuất khẩu đi các thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản… Tuy nhiên, do số
lượng chưa đủ cung cấp nên nhiều khi khách đặt hàng mà không có để bán.
Nhiều nông dân trồng rau an toàn
Hiện nay, người tiêu dùng bắt đầu quan tâm đến sản phẩm rau quả có
nguồn gốc an toàn, đặc biệt là những đơn vị sản xuất
được chứng nhận VietGAP. Do đó, nhiều nông dân cũng đã nâng cao kỹ thuật
canh tác rau của chính mình để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trường, đồng
thời cũng chính là bảo vệ sức khỏe của người trồng rau. Anh Trần Văn Nghĩa, xã
Tân Nhật, huyện Bình Chánh (thành phố Hồ Chí Minh) trồng 2.500 m 2 rau VietGAP.
Anh Nghĩa cho biết, anh chuyển đất trồng lúa sang trồng rau từ năm 2006. Từ đó,
anh có thu nhập cao hơn, thường
xuyên hơn. Nếu như anh trồng lúa 2 vụ/năm, với tiền lãi khoảng 20.000 triệu
đồng/năm. Với việc trồng rau theo mô hình VietGAP, anh gieo trồng 6-7 vụ/năm,
với tiền lãi hơn 10 triệu đồng/vụ. Diện tích rau của anh Nghĩa được chứng nhận
VietGAP từ năm 2010 trong một chương trình sản xuất
an toàn do Canada hỗ trợ, với những loại rau do khách hàng yêu cầu như cải
lá, quế thái, cải bông, cải xanh,... Mặt khác, anh cũng được Công ty Cổ phần Thế
giới thông minh (Wehg) hỗ trợ 100% tiền phân bón hữu cơ để bón lót và bón đất
định kì 1 lần/tuần. Hơn nữa, giá rau bán ra cũng cao hơn thị
trường khoảng 30%. Nếu giá thị trường xuống thấp, rau của anh vẫn được giữ giá
theo đúng hợp đồng đã ký kết.
Theo anh Nghĩa, để đạt được chứng nhận
VietGAP, anh phải đáp ứng các tiêu chí đề ra của tiêu chuẩn VietGAP. Do đó, sản
phẩm của anh không đủ giao cho khách hàng.Ước tính, mỗi ngày anh giao hơn 200 kg
rau theo hợp đồng. Hiện tại cũng có công ty VietGAP Sài Gòn muốn ký hợp đồng mua
rau của gia đình nhưng anh Nghĩa không có đủ rau để ký kết, anh dự định mở rộng
diện tích vườn rau thêm 2.000 m 2 nữa để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng.
Anh Phạm Thái, xã viên Hợp tác xã Ngã Ba Giòng ( huyện Hóc Môn,
thành phố Hồ Chí Minh) cho biết, khi chưa vào Hợp tác xã rau an toàn
Ngã Ba Giòng, rau củ của gia đình anh sau khi sản xuất
ra luôn phụ thuộc vào thương lái mua với giá thấp nên hiệu quả
không cao. Từ khi vào Hợp tác xã và được chứng nhận VietGAP năm 2010, anh
Thái được hỗ trợ, tập huấn kĩ thuật trồng rau và phân bón, thuốc bảo vệ thực vật
nên sản lượng thu hoạch cao hơn, đầu ra
ổn định do được Hợp tác xã thu mua theo giá đã ký trong hợp
đồng.